GCC ra tuyên bố về các điểm nóng ở Trung Đông

Ngày 26/12, Ngoại trưởng các quốc gia thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã nhóm họp ở Kuwait để thảo luận về những diễn biến gần đây tại Syria, Liban và Gaza.

Trong một tuyên bố sau cuộc họp, GCC kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Syri, kêu gọi các nước và các tổ chức hỗ trợ người dân nước này, tái khẳng định cam kết của Hội đồng đối với hoạt động viện trợ nhân đạo đang diễn ra.

Ngoại trưởng các nước vùng Vịnh cũng kêu gọi tất cả các bên ở Syria khởi động một tiến trình đối thoại quốc gia toàn diện nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân Syria về an ninh, ổn định, phát triển và thịnh vượng.

Ngoại trưởng các nước GCCkêu gọi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ của Syria mà nước này đã đưa quân đội tới sau khi chế độ Tổng thống Bashar Al-Assad sụp đổ vào ngày 8/12.

Về tình hình Liban, GCC tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của mình đối với chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của nước này; kêu gọi cải cách toàn diện về chính trị và kinh tế để giúp đất nước vượt qua các cuộc khủng hoảng hiện tại và ngăn chặn đất nước trở thành trung tâm của chủ nghĩa khủng bố, buôn bán ma túy và các hoạt động gây bất ổn khác.

Đối với cuộc xung đột tại Gaza, GCC tái khẳng định sự ủng hộ đối với sự nghiệp của người Palestine; bày tỏ hy vọng về sự thành công của các nỗ lực hòa giải do Qatar, Ai Cập và Mỹ dẫn đầu nhằm đảm bảo việc thả các con tin và tù nhân.

Tuyên bố chung kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, toàn diện và lâu dài, dỡ bỏ lệnh phong tỏa Gaza, cung cấp viện trợ nhân đạo và vật tư y tế để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân Gaza.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.