Gần 30 địa phương có lịch công bố điểm thi vào 10
Tính đến 10/6, khoảng 50 địa phương tổ chức xong kỳ thi vào lớp 10 công lập. Trong đó, Quảng Trị đã công bố điểm thi hôm 6/6.
Hiện việc tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 do các địa phương tự quyết định, dựa theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2024 hầu hết các địa phương tổ chức thi vào lớp 10 với ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh. Đây là kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm sau học sinh sẽ thi theo chương trình mới 2018.

Riêng tại Hà Nội, từ ngày 24/6 đến ngày 2/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện ghép điểm xét tuyển cho từng thí sinh. In phiếu báo kết quả thi cho từng thí sinh đồng thời cấp phiếu báo kết quả thi cho phòng giáo dục và đào tạo. Chậm nhất ngày 2/7, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh. Như vậy, có thể trước ngày 2/7, thí sinh Hà Nội sẽ biết điểm thi vào lớp 10 công lập.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngay sau khi có điểm, thí sinh cảm thấy băn khoăn về mức điểm các môn có thể làm đơn phúc khảo để chấm lại. Đơn phúc khảo nộp về phòng giáo dục và đào tạo từ ngày 3 - 9/7.
Ngày 5/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ họp xét duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập không chuyên, trường THPT chuyên và công bố điểm chuẩn xét tuyển ngay sau đó.


Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
0