EU phê duyệt kế hoạch 800 tỷ euro tăng cường quốc phòng
Việc Tổng thống Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine và làm suy yếu liên minh xuyên Đại Tây Dương đang đặt ra những thách thức lớn đối với châu Âu. Chính vì vậy, Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng của EU tại Brussels diễn ra trong bối cảnh EU lo ngại rằng Nga có thể tấn công một quốc gia thành viên khi châu lục này không thể tiếp tục dựa vào Mỹ để bảo vệ mình.
Hội nghị tập trung vào hai vấn đề chính: tăng cường quốc phòng của châu Âu và tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo châu Âu đã ủng hộ Kế hoạch Tái vũ trang châu Âu do Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen công bố hôm 4/3.
Kế hoạch bao gồm các khoản vay từ EU trị giá 150 tỷ euro (tương đương khoảng 162 tỷ USD) và nới lỏng hạn chế về ngân sách để huy động vốn từ khu vực tư nhân, qua đó giúp các quốc gia thành viên có thể vay tới 650 tỷ euro (tương đương khoảng 702 tỷ USD).
Bà Ursula Von Der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết: “Tất cả các quốc gia thành viên đều chịu áp lực rất lớn trong việc tăng chi tiêu quốc phòng và thực sự tăng cường năng lực quốc phòng. Và do đó, Kế hoạch Tái vũ trang với năm yếu tố đã được tất cả các nhà lãnh đạo hoan nghênh. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng kế hoạch này sẽ được áp dụng”.
Liên quan tới vấn đề viện trợ cho Ukraine, sau cuộc thảo luận kéo dài 1,5 giờ với Tổng thống Volodymyr Zelensky, các nhà lãnh đạo EU cũng cam kết cung cấp cho Kiev vay 30,6 tỷ euro vào năm 2025. Tuyên bố chung của hội nghị cũng đồng thời tái khẳng định quan điểm của các nhà lãnh đạo châu Âu rằng Ukraine cần được tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào về hòa bình.
Mặc dù tất cả các nước đều có mong muốn tăng cường tự chủ về quốc phòng châu Âu, nhưng kế hoạch Tái vũ trang châu Âu cũng đặt ra những vấn đề kỹ thuật, pháp lý, và có cả ý kiến đối lập.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã phủ quyết tuyên bố của các nhà lãnh đạo, nghĩa là thỏa thuận cuối cùng về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ được 26 nhà lãnh đạo khác thông qua.
Ông Antonio Costa - Chủ tịch Hội đồng châu Âu cho biết: “Chúng ta đều muốn hòa bình. Điểm khác biệt là trong khi 26 thành viên EU tin rằng con đường dẫn đến hòa bình là tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine, thì Hungary đã tự cô lập mình khỏi sự đồng thuận này. Tuy nhiên, một quốc gia đơn độc không tạo ra sự chia rẽ. 26 nước vẫn đoàn kết với một lập trường chung và sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine, như chúng ta đã làm từ ngày đầu tiên”.
Kế hoạch Tái vũ trang châu Âu được thông qua ở thời điểm nhiều nước thuộc EU cũng là thành viên NATO đang đối mặt sức ép ngày càng tăng từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về tăng ngân sách quốc phòng, trong khi toàn bộ liên minh này phải tìm cách bù đắp sự thiếu hụt sau khi Washington ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của EU dự kiến diễn ra vào ngày 20-21/3 sẽ tiếp tục thảo luận và làm rõ những vấn đề trên.


Nga cảnh báo việc Ukraine thay thế Tổng tư lệnh quân đội sẽ không cải thiện tình hình chiến trường. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí bất chấp các nỗ lực thúc đẩy hòa bình.
Israel vừa triển khai một chiến dịch trên bộ có giới hạn ở khu vực trung và nam Dải Gaza nhằm thiết lập vùng đệm giữa hai khu vực này.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp trong ngày 20 - 21/3 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về nhiều vấn đề được quan tâm hiện nay trong đó có Ukraine, Trung Đông, quốc phòng và di cư.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý rằng việc Mỹ sở hữu các nhà máy điện của Ukraine có thể giúp đảm bảo an ninh cho các cơ sở này.
Chính phủ Pháp đang lên kế hoạch phát “sổ tay sinh tồn” cho người dân, nhằm nâng cao kiến thức ứng phó trước các mối đe dọa xung đột vũ trang, khủng hoảng y tế và thiên tai.
Phiến quân Houthi của Yemen tuyên bố bắn một tên lửa đạn đạo về phía sân bay Ben Gurion, gần Thủ đô Tel Aviv của Israel.
0