EU ký thỏa thuận an ninh với Ukraine
Thỏa thuận an ninh được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Brussels, Bỉ.
Theo thỏa thuận, Ukraine cam kết cải cách an ninh, tình báo và quốc phòng theo lộ trình hướng đến gia nhập EU. Kiev cần tăng cường minh bạch và giải trình liên quan các khoản hỗ trợ nhận được, cũng như đóng góp cho an ninh của Brussels.
Trong khi đó, EU cam kết tiếp tục viện trợ quân sự sát thương và phi sát thương, huấn luyện cho Ukraine thông qua Quỹ Hòa bình châu Âu và Quỹ Hỗ trợ Ukraine.
Quỹ Hòa bình châu Âu sẽ có ngân sách 5 tỷ euro (khoảng 5,3 tỷ USD) cho năm 2024.

Ukraine cùng ngày còn ký các thỏa thuận an ninh tương tự với Litva và Estonia, hai quốc gia thành viên EU.
Trước đó, Ukraine đã ký thỏa thuận an ninh song phương với hơn 10 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Các thỏa thuận được cho là sẽ giúp Ukraine đảm bảo an ninh, đồng thời mở đường cho Kiev có thể gia nhập EU và NATO trong tương lai.


Nước Mỹ lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn và lũ quét mới vào ngày 5/4, tại các khu vực miền Nam và Trung Tây, vốn đã bị ngập úng nhiều ngày qua do bão lớn và lốc xoáy gây chết người.
Giới chức Hàn Quốc có thể sẽ đẩy mạnh điều tra các cáo buộc chống lại ông Yoon Suk Yeol cho dù ông đã bị phế truất chức vụ tổng thống.
Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế trả đũa toàn diện đối với hàng hóa của Mỹ, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và sản xuất của Mỹ.
Các biện pháp thuế quan mới của ông Trump cho thể khiến chi phí hàng năm của Apple tăng. Ước tính, điện thoại iPhone 16 bán tại Mỹ cũng sẽ tăng hàng trăm đô la Mỹ.
Thủ tướng Pháp François Bayrou cho rằng việc áp thuế là một “cơn địa chấn” và Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại đầu tiên.
Mỹ tiếp tục tiến hành hàng loạt các cuộc không kích dữ dội nhằm vào Phong trào Houthi tại Yemen trong ngày 5/4, trong đó ít nhất có bảy cuộc tấn công nhằm vào khu vực Hafasin thuộc tỉnh Saada.
0