EU đặt mục tiêu cắt giảm chất thải bao bì

Để hạn chế hiệu quả rác thải nhựa phải kết nối ở cấp độ quốc gia, Ủy ban Châu Âu mới đây đã đề xuất các quy tắc mới nhằm giảm chất thải bao bì thông qua việc tăng hàm lượng tái chế các chai nhựa đựng đồ uống và đặt mục tiêu tái sử dụng sản phẩm dùng một lần

Theo đề xuất, tất cả 27 thành viên EU sẽ  giảm 5% chất thải bao bì trên đầu người vào năm 2030 và 15% vào năm 2040 so với mức của năm 2018. Bao bì hiện chiếm 36% chất thải rắn đô thị.

Phó Chủ tịch Ủy ban EU Frans Timmermans cho biết: "Một vài năm trước, Ủy ban Châu Âu EC đã bắt đầu hạn chế và thậm chí cấm một số loại nhựa sử dụng một lần gây ô nhiễm nhất. Hôm nay, chúng tôi đang thực hiện bước tiếp theo bằng cách đưa toàn bộ lĩnh vực đóng gói đi theo hướng tuần hoàn. Nhiều loại hộp trống  rỗng một nửa hoặc có hai lớp để làm cho sản phẩm trông lớn hơn so với thực tế. Với hộp đựng đồ ăn và đồ uống dùng một lần sẽ tạo một núi rác thải và ngày càng gây hại cho môi trường của chúng ta".

Theo Ủy ban Châu Âu, chất thải bao bì, đặc biệt là bao bì nhựa, sẽ tiếp tục tăng nếu không có hành động cụ thể nào được thực hiện. Điều đó làm tăng lượng khí thải nhà kính và gây nguy hiểm cho mục tiêu không phát thải ròng của EU vào năm 2050.

Đề xuất mới của EU dù có sự thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên các mục tiêu tái chế  65%  chất thải nhựa vào năm 2025 và 70% vào năm 2030 so với mục tiêu vào năm 2018, với các mục tiêu cụ thể cho từng vật liệu đóng gói.

Theo đề xuất này vào năm 2030, tất cả bao bì nhựa sẽ cần được thiết kế để có thể tái chế và các nhà sản xuất phải đảm bảo rằng trên thực tế, chúng được tái chế "ở quy mô lớn" vào năm 2035.  Các thành viên EU cũng sẽ được yêu cầu phải có hệ thống hoàn trả tiền đặt cọc đối với chai và lon nhựa . Đề xuất này cần được Nghị viện Châu Âu và các chính phủ EU phê duyệt để trở thành luật và đưa ra các quy tắc cụ thể đối với nhựa, một loại chất thải  có quy trình tái chế khác với như giấy, kim loại và thủy tinh...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.

Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.