Duy trì hay 'khai tử' tuyến xe buýt nhanh BRT?

Gần đây, Sở Giao thông vận tải tiến hành gỡ bỏ biển báo làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT để thay thế bằng biển phù hợp theo qui định, khiến nhiều người lầm tưởng thành phố quyết định tạm dừng khai thác tuyến BRT 01. Tuy nhiên, trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 vừa được công bố, xe buýt nhanh vẫn được xác định là một trong những loại hình vận tải hành khách công cộng cần được ưu tiên phát triển.

BRT 01 là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên và duy nhất của Hà Nội tính đến thời điểm này. Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, tuyến 01 dài 14km, có lộ trình Kim Mã - Hà Đông. Theo đánh giá của Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố, sau gần 7 năm đi vào hoạt động, tuyến BRT là tuyến hiệu quả nhất trong toàn mạng lưới gần 160 tuyến xe buýt nói chung của thành phố. Hành khách thường xuyên đi tuyến này cũng ghi nhận những đánh giá tích cực.

Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, tuyến BRT là tuyến hiệu quả nhất trong toàn mạng lưới gần 160 tuyến xe buýt nói chung của thành phố

Bên cạnh đó, có không ít ý kiến cho rằng buýt nhanh BRT chưa thực sự hiệu quả, khi được dành riêng làn đường ưu tiên, chiếm nhiều diện tích đường, nhưng chuyên chở được ít, gây lãng phí hạ tầng giao thông vốn đã chật hẹp. Nhìn nhận khách quan, các chuyên gia cho rằng BRT hiện còn bất cập, chưa đạt được mục tiêu là do chưa được ưu tiên theo đúng thiết kế.

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn 2011 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trước đây, Hà Nội sẽ có 11 tuyến buýt nhanh BRT với tổng chiều dài khoảng 316km. Đến nay sau 12 năm thực hiện, thành phố mới thực hiện được một tuyến là tuyến BRT 01, đạt khoảng 4,4% nhu cầu.

Hiện Sở GTVT đang giao Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Tổng công ty vận tải Hà Nội tổ chức khảo sát và phỏng vấn hành khách, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh này sau gần 7 năm đi vào hoạt động. Trước mắt, về quan điểm, theo Sở GTVT vẫn cần tiếp tục duy trì hoạt động loại hình BRT, cùng với đó là kết hợp cải thiện các giải pháp về tổ chức giao thông phù hợp./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).