Đường sắt đô thị thay đổi thói quen tham gia giao thông

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã và đang làm thay đổi thói quen đi lại của người dân theo hướng tích cực.

Ngày 6/11/2021, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại. Sau gần 3 năm vận hành, lượng hành khách đi lại trên tuyến đã tăng cao, chứng minh bằng thực tiễn về tính ưu việt của phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn, văn minh và hiện đại.

Sau gần 3 năm vận hành, lượng hành khách đi lại trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã tăng cao.

Nếu như thời gian đầu, hành khách đi lại trên tuyến chủ yếu là những người đi trải nghiệm thì hiện tại đã trở thành hành khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng.

Trước đây, người dân chủ yếu sử dụng phương tiện cá nhân để tiếp cận các nhà ga của tuyến thì nay đã lựa chọn việc đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng khác để tiếp cận các nhà ga.

Những điều này đã cho thấy rằng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã làm thay đổi thói quen đi lại của người dân theo hướng tích cực.

Nhiều hành khách đi lại trên tuyến để trải nghiệm nay đã đi lại thường xuyên bằng vé tháng.

Ngay từ 7 rưỡi sáng, chị Nguyễn Thị Hồng Huệ bắt đầu ra khỏi nhà đi làm. Từ nhà chị đến ga tàu Metro Nguyễn Trãi khoảng 800m. Vài tháng sau khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, chị Huệ đã quyết định bỏ phương tiện cá nhân để di chuyển bằng tàu điện Metro từ nhà đến cơ quan. 

Sau khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, nhiều người dân đã bỏ phương tiện cá nhân để di chuyển bằng tàu điện Metro từ nhà đến cơ quan. 

Dù không sống gần ga tàu như chị Huệ, chị Bình đã chọn giải pháp mua thêm một chiếc xe đạp gấp nhỏ gọn. Đây cũng là giải pháp được nhiều bạn trẻ lựa chọn với các loại phương tiện theo tiêu chí nhanh - gọn - nhẹ, dễ dàng đem theo lên tàu để thực hiện hành trình hàng ngày. 

Mua thêm xe đạp gấp nhỏ gọn là giải pháp được nhiều người lựa chọn bởi dễ dàng đem theo lên tàu để thực hiện hành trình hàng ngày. 

Có thể nói, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã thay đổi thói quen đi lại, chuyển dịch từ sử dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

Hiện nay, mỗi ngày có trên 35.000 hành khách sử dụng tuyến đường sắt này. Trong số đó, 47% là người đi làm, 45% là người đi học và 8% còn lại là đi lại với các mục đích khác.

Theo dự kiến, trong tháng 6 này, tuyến metro thứ hai của Hà Nội là tuyến Nhổn - ga Hà Nội sẽ đi vào hoạt động. Tuyến đường này được khởi công từ tháng 9/2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016, nhưng đến nay đã chậm tiến độ 8 năm.

Rút kinh nghiệm từ những dự án chậm tiến độ, Hà Nội đang quyết liệt tìm cơ chế vượt trội đưa vào Luật Thủ đô để đẩy nhanh xây dựng hệ thống Metro.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 6/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 được khởi công từ năm 2022 và dự kiến hoàn thành 2027, tuy nhiên, hơn hai năm qua, việc triển khai đang chậm trễ, nhà thầu thi công cầm chừng vì thiếu mặt bằng.

So với việc để người dân, hộ kinh doanh tự do lấn chiếm, việc triển khai cho thuê vỉa hè với những quy định về khai thác không gian, diện tích… là giải pháp được lợi nhiều mặt.

Hơn 1.700 tân binh của Trung đoàn 692, Bộ Tư lệnh Thủ đô sau hơn một tháng rèn luyện trong quân ngũ không chỉ thích nghi với kỷ luật nghiêm minh mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt khó.

Theo các chuyên gia, Thủ đô Hà Nội trước đây quy hoạch cho 250.000 dân, nhưng giờ dân số đã lên gần 10 triệu nên mở rộng không gian công cộng, nhất là ở khu vực Hồ Gươm là tất yếu.

Hôm nay là ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tình hình giao thông tại các tuyến đường hướng ra cửa ngõ Hà Nội bị ùn tắc.