Đường sắt đô thị sẽ là 'xương sống' giao thông Hà Nội
Sau gần ba năm vận hành, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo người dân sử dụng.
Hiện tại, mỗi ngày có trên 35 ngàn hành khách sử dụng phương tiện đường sắt đô thị này để di chuyển. Trong đó có 47% là người đi làm, 45% là người đi học và 8% là đi lại với các mục đích khác.
Đối với dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, tiến độ tổng thể hiện đang đạt 78,52%. Dự kiến tháng 7 tới, 8,5 km đi trên cao của tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành thương mại. Trong khi 4 km đi ngầm vẫn đang thi công dù dự án đã khởi động từ 14 năm trước.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, nguyên nhân gây chậm tiến độ liên quan đến quy trình thủ tục, bất cập trong chính sách giải phóng mặt bằng. Đây đang là điểm nghẽn pháp lý sẽ được tháo gỡ nếu Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thông qua.

Theo đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị, từ nay đến năm 2030, thành phố phấn đấu xây dựng và đưa vào khai thác thêm 6 dự án metro với tổng chiều dài 96,8 km. Đến năm 2045, Hà Nội sẽ quy hoạch phát triển 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550 km làm “xương sống” của giao thông đô thị.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua chắc chắn tạo ra đột phá. Với cơ chế đặc thù vượt trội, thành phố sẽ chủ động, linh hoạt hơn trong quyết định đầu tư, thu hút nguồn lực để thực hiện các dự án phát triển đường sắt đô thị.


Chuyến thăm và làm việc tại Australia và New Zealand của Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đã diễn ra thành công, góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Hà Nội và các thành phố của hai nước.
Đường giao thông nông thôn tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội xuất hiện hàng loạt cột điện sừng sững giữa đường, đe dọa sự an toàn của người tham gia giao thông.
Lực lượng chức năng huyện Thanh Trì đã vào cuộc tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm trên tuyến đường 70 Phan Trọng Tuệ, sau khi Đài Hà Nội phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự đô thị gây cản trở giao thông tại đây.
TP. Hà Nội hiện nay cấp mới các điểm trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè rất ít mà chỉ gia hạn, duy trì các điểm cũ bởi đã hết dư địa khai thác, theo Sở Xây dựng Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường Vành đai 3 và đoạn kéo dài đến đường Vành đai 4, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn huyện Đông Anh.
Đường Lê Quang Đạo kéo dài, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội đã đạt 95% tiến độ sau hơn 2 năm thi công, dự kiến sẽ thông xe toàn tuyến vào tháng 5/2025.
0