Đường sắt đô thị phải thống nhất tiêu chuẩn

Đường sắt đô thị được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải thành phố, một trong những giải pháp giúp Hà Nội đạt được mục tiêu xây dựng thành phố thông minh vào năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.

Theo quy hoạch giao thông vận tải, Thủ đô Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8 km, trong đó 75,6 km đi ngầm. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ hoàn thành được 13 km của tuyến đường sắt đô thị số 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông và đang triển khai thi công 12,5 km tuyến số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Từ thực tiễn đặt ra, một trong những khó khăn, vướng mắc chủ yếu khiến thời gian thực hiện dự án đường sắt đô thị kéo dài, gây lãng phí nguồn nhân lực là do thiếu thống nhất, đồng bộ tiêu chuẩn quy chuẩn, kỹ thuật.

Đường sắt đô thị là một mắt xích quan trọng trong mô hình TOD.

Tại Hội thảo phát triển đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh diễn ra vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng, với khung tiêu chuẩn thống nhất cho hệ thống đường sắt đô thị, Việt Nam cần tham khảo các quốc gia phát triển hoặc các quốc gia có điều kiện tương đương với Việt Nam mà đã xây dựng và vận hành thành công mô hình xây dựng đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm (TOD) bởi mô hình này vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Đường sắt đô thị là một mắt xích quan trọng trong mô hình TOD. Do đó, để triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình này, xây dựng khung tiêu chuẩn thống nhất cho đường sắt đô thị là một giải pháp cấp thiết, tránh gây lãng phí nguồn lực, không tận dụng được thiết bị, các sản phẩm kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công, nghiệm thu công trình và duy tu bảo dưỡng về sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.