Đức tạo điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn
Là quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nước Đức sớm xác định mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ quản lý chất thải. Luật kinh tế tuần hoàn của Đức quy định rõ nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm công và tư trong quản lý chất thải, cùng hệ thống phân cấp chất thải năm bậc, trong đó ưu tiên tái sử dụng hoặc tái chế để hạn chế chôn lấp.
Đặc biệt, Chính phủ Đức chuyển nhiệm vụ quản lý chất thải thành quản lý tài nguyên với quan điểm cho rằng, chất thải có thể trở thành nguồn nguyên liệu và năng lượng phục vụ sản xuất.

Ông Simon Kreye, Phó Đại sứ Đức tại Việt Nam cho biết: “Kể từ những năm 1970 chúng tôi đã có nhiều phong trào bảo vệ môi trường. Kể từ đó, sự quan tâm của Chính phủ đối với việc bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Ngày nay, điều đó đã trở thành một chính sách của Chính phủ”.
Các kế hoạch khi xây dựng phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu là 10 năm, đồng thời, cần tiến hành đánh giá hiệu quả định kỳ nhằm giúp Chính phủ khắc phục kịp thời những điểm còn hạn chế hoặc chưa phù hợp thực tiễn.
Ông Dennis Quennet, Giám đốc phát triển kinh tế bền vững - Giz Việt Nam thông tin: “Chúng tôi phân loại rác thải để có thể tái chế sau khi sử dụng. Một trong những thành công của Đức là thành lập được ngành công nghiệp tái chế. Mỗi khi có sản phẩm không dùng nữa thì chúng tôi luôn xem xét có thể làm gì được với nó".

Chính sách về kinh tế tuần hoàn của Đức quy định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phải tuân thủ yêu cầu cắt giảm lượng tài nguyên tiêu thụ và các chất thải phát sinh.
Chính phủ Đức cũng ban hành nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải; trong đó, Đức yêu cầu các nhà sản xuất cần ưu tiên sử dụng nguyên liệu thứ cấp, phải chịu trách nhiệm tái chế các vật liệu gây hại cho môi trường, thực hiện thu hồi, xử lý hàng hóa hoặc bao bì đã qua sử dụng thông qua việc dán nhãn sản phẩm. Hoạt động tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối trực tiếp đảm nhận, chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm.


Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết, Giáo hoàng Leo XIV đã xác nhận qua điện thoại với bà về việc sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Ukraine tại Vatican.
Giá gạo tại Nhật Bản tính đến ngày 20/5 đã tăng liên tục trong hơn 10 tuần, gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nhiều người dân phải giảm lượng tiêu thụ hoặc chuyển sang các loại thực phẩm thay thế.
Hàng cứu trợ chưa được phân phát tới người dân ở Dải Gaza dù Israel cho phép nối lại hoạt động viện trợ nhân đạo sau hơn 11 tuần phong tỏa.
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.
Lễ hội cát Haeundae - một trong những lễ hội mùa hè được yêu thích nhất tại Hàn Quốc đã mang đến không gian nghệ thuật độc đáo ngay trên bãi biển với những tác phẩm điêu khắc từ cát.
Người máy hình người sẽ không thay thế lao động con người hay gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt - một quan chức Trung Quốc đang giám sát một trung tâm công nghệ lớn tại Bắc Kinh khẳng định.
0