Đưa Việt Nam thành trung tâm kinh tế lớn tại Đông Nam Á
Thông tin trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Tọa đàm với 16 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của châu Âu vào chiều 2/3.
Theo lãnh đạo Chính phủ, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam tiếp tục cải thiện, được cộng đồng quốc tế và nhà đầu tư đánh giá tích cực. Nhiều tổ chức quốc tế lớn đã nâng hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm "ổn định", chỉ số phát triển Chính phủ điện tử tăng 15 bậc.
Cùng với đó, chỉ số tự do kinh tế tăng 13 bậc, đổi mới sáng tạo toàn cầu và phát triển bền vững tăng lần lượt 2 và 1 bậc. Việt Nam cũng lọt top 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn thông tin mạng. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất chiến lược, kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.


Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.
Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
0