Đưa luật mới về bất động sản vào thực tiễn cuộc sống
Đây cũng là nội dung chính của Hội nghị đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí vừa diễn ra tại Hà Nội.
Tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là chủ thể chính để thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, cũng như chiến lược phát triển ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp của Việt Nam. Các ý kiến tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến: phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý đất đai, quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cập nhật bảng giá đất hàng năm… đặc biệt là điểm mới về quy định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
Ông Nguyễn Đắc Nhẫn, Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: “Trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, có dự án xây dựng khu đô thị có công năng hỗn hợp, nó sẽ thay đổi bộ mặt đô thị của địa phương đó. Cho nên phải được Hội đồng nhân dân thông qua. Trước khi đấu thầu phải có quy định chi tiết 1/500 để hình dung rõ trong tương lai, khu đô thị đó sẽ như thế nào”.
Trong giai đoạn hiện nay, khi các luật bắt đầu đi vào thực tiễn cuộc sống, việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp… là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, để phát triển thị trường bất động sản bền vững, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, nhất là các nghị định, thông tư và kế hoạch, hướng dẫn của các địa phương. Do đó, để luật đi vào thực tiễn cuộc sống, rất cần một cơ chế, chính sách tổng thể, đồng nhất.

Luật sư Trương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty luật Trường Sơn bày tỏ: “Đảng, Chính phủ, cũng như Quốc hội đã tích cực ban hành và triển khai các Luật mới, tôi cho rằng không có lý do gì địa phương vẫn giậm chân tại chỗ. Việc lan tỏa hiệu ứng truyền thông để làm sao sức nóng của ngoài đường, các thị trường lan tỏa vào các phòng lạnh, để từ đó các cán bộ cũng phải tích cực vân động theo".
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội kiến nghị: “Thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn vàng của phát triển nên chúng ta cần cơ chế chính sách thực sự cởi mở, tạo được động lực và nguồn lực phát triển. Muốn như thế cần sự quyết tâm của Chính phủ, của các cấp chính quyền địa phương, các ngân hàng đưa ra đề xuất. Đề xuất lên thì chúng ta mới có một cái quyết định chung và mang tính tổng thể”.
Sau đối thoại, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện hơn trong công tác thi hành luật, đưa những chính sách, pháp luật mới về đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.


Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
0