Đưa Bát Tràng vào mạng lưới làng nghề thủ công thế giới

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Chị Vũ Như Quỳnh (Bát Tràng, Gia Lâm), một nghệ nhân trẻ của làng nghề Bát Tràng, rất tự hào về nghề truyền thống của cha ông đã để lại. Kế thừa những tinh hoa của cha ông, chị Như Quỳnh đã phát triển dòng gốm tâm linh, phong thủy, bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Các họa tiết hoa văn trên sản phẩm của Công ty Vạn An Lộc đều là họa tiết hoa văn cổ, được chị Như Quỳnh sử dụng công nghệ cập nhật vào sản phẩm gốm sứ thủ công, đã tạo ra những sản phẩm mang sắc thái riêng. Chị mong muốn làng nghề quê mình vươn tầm quốc tế: "Cá nhân tôi thấy đó là một cơ hội tuyệt vời để gốm Bát Tràng giới thiệu đến bạn bè quốc tế và để mọi người biết đến một làng gốm vẫn đậm nét thủ công truyền thống và những sản phẩm gốm Bát Tràng có những đặc trưng rất riêng".

Trực tiếp gặp gỡ các nghệ nhân, thăm làng nghề cổ Bát Tràng, đại diện Hội đồng thủ công thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương rất ngạc nhiên bởi toàn xã Bát Tràng hiện có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Các cơ sở đã và đang giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thu Hằng (Bát Tràng, Gia Lâm) cho biết: "Nghề của mình cũng khá là đặc biệt, bởi con chữ mình khắc lên trên gốm để mọi người cảm nhận thấy có những điều mong muốn, hướng tới bình an hạnh phúc cho gia đình".

Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống. Động thái này không chỉ góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn khẳng định vị thế của làng nghề trong bức tranh thủ công toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.