Du xuân đặc biệt tại Hoàng Thành Thăng Long

Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hoàng Thành Thăng Long vẫn luôn là điểm đến thu hút nhiều du khách yêu thích khám phá văn hóa, lịch sử.

Trong không khí ấm áp của những ngày đầu xuân năm mới, nhiều gia đình đã lựa chọn nơi đây là điểm du xuân để cảm nhận vẻ đẹp cổ kính của các công trình kiến trúc và tìm hiểu sâu hơn về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Đã thành truyền thống, Tết năm nào gia đình bà Bùi Thị Công cũng tới Hoàng Thành Thăng Long du xuân đón Tết. Không chỉ cùng nhau du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc mùa xuân, đây cũng là nơi để các gia đình tìm về với lịch sử, tham gia các hoạt động phong phú trong chương trình chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bà Bùi Thị Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình nhà tôi năm nào cũng thành truyền thống, mùng 2 hoặc mùng 3 Tết cả nhà đi lên đây tham quan thưởng thức, tìm lại nét bình an. Hôm nay được cái tiết trời đẹp hơn năm ngoái, việc trang hoàng đẹp và bắt mắt”.

Trong những ngày đầu năm mới, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long cũng được trang trí với nhiều hoa và cây cảnh đặc sắc để phục vụ nhu cầu check-in của khách tham quan. Bên cạnh đó, chương trình sân khấu múa rối nước miễn phí cũng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Đây là cách đưa khán giả đến gần hơn với loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của Việt Nam. 

Anh Trần Mạnh Quân (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay: “Hoàng Thành Thăng Long là địa điểm lưu giữ được nhiều dấu ấn lịch sử từ thời ông cha mình đặt kinh đô tại Thăng Long. Mình muốn đưa con mình đến để trong những ngày xuân này, con vừa được giải trí vừa được học tập những nét văn hóa truyền thống, nét văn hóa bản sắc của dân tộc để cháu lớn lên sẽ thêm yêu quê hương, yêu đất nước”. 

Năm nay, ngoại trừ ngày 29 tháng Chạp và mùng 1 tháng Giêng âm lịch, Hoàng Thành Thăng Long mở cửa xuyên suốt Tết Ất Tỵ 2025. 

Điểm nhấn của chương trình đón Tết ở Hoàng Thành năm nay là trải nghiệm không gian trưng bày “Tết xưa - Tết thời bao cấp”, tái hiện một giai đoạn lịch sử đáng nhớ của đất nước.

“Tết thời bao cấp” được tái hiện qua ba không gian trưng bày: Gian hàng mậu dịch quốc doanh, gian hàng tranh - hoa - pháo Tết và không gian thờ cúng. Tại không gian này, công chúng sẽ được xem lại hình ảnh người đứng xếp hàng chờ mua hàng Tết bằng tem phiếu; những túi hàng Tết thời bao cấp thường có hộp mứt Hà Nội, gói chè Ba Đình, thuốc lá Thăng Long.

Anh Ngô Trung Kiên (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Đây là lần đầu tiên mình đến đây, thấy dựng lại không khí Tết cổ truyền rất ấm cúng, có cả những đồ vật tem phiếu từng nghe ông bà kể lại nhưng giờ mới được chứng kiến”.

Đón Tết ở Hoàng Thành sẽ là trải nghiệm đáng nhớ để mỗi người con Việt Nam tìm về cội nguồn, thấm thía hơn nền văn hóa và lịch sử hào hùng của dân tộc, cũng là cơ hội cho thế hệ trẻ trải nghiệm và cảm nhận không khí Tết cổ truyền trong không gian di sản nghìn năm ở Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Open 14” là điểm đến dành cho những ai yêu thích không gian nghệ thuật mở, nơi hội tụ tinh thần sáng tạo và đam mê của nghệ thuật đương đại.

Poster Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạt động diễn ra xuyên suốt trong cả năm, hiện đại và truyền thống theo slogan "Kinh đô xưa, Vận hội mới".

Việt Nam và Cuba sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất bản, đặc biệt là mảng sách thiếu nhi, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.

Rất ít người biết đến một xã đảo duy nhất của Hà Nội, đó là xã Minh Châu thuộc huyện Ba Vì.

Những lễ hội làng ngày xuân là dịp để con cháu trong làng gác lại tất bật, bộn bề công việc của nhịp sống mưu sinh thường nhật, chung tay gìn giữ nếp làng.

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị những di tích tích lịch sử và công trình kiến trúc.