Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đạt đồng thuận cao
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, qua tổng hợp, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung lớn, như chỉnh lý về nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân để khắc phục các tồn tại, hạn chế thời gian qua.
Quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê; Chỉnh lý quy định về ưu đãi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; quy định xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; không quy định về nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp...
Tại phiên họp này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về một số vấn đề lớn khác như: nhà ở thuộc tài sản công; quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công; bổ sung đối tượng thuê nhà ở công vụ; hiệu lực thi hành sớm hơn của nội dung về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở; hiệu lực thi hành của Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo đó, về hiệu lực thi hành của Luật Nhà ở, thống nhất ngày có hiệu lực của Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) là từ ngày 1/1/2025 để có cơ sở quy định trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua.
Điều hành phiên thảo luận về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết cho đến nay, dự thảo Luật cơ bản tiếp thu, đạt được sự đồng thuận cao của các cơ quan, tổ chức liên quan. Tham gia thảo luận, một số ý kiến đề nghị có cái nhìn dài hạn trong việc bố trí nhà công vụ, đảm bảo chính sách xuyên suốt, trong đó lực lượng vũ trang, cơ yếu cần có chính sách ưu tiên phù hợp.
Cũng trong phiên họp chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Qua thảo luận, các ý kiến tại phiên họp cơ bản đồng tình với các nội dung báo cáo của Thường trực Ủy ban Kinh tế. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thỏa và thẩm tra dự án Luật nghiên cứu tối đa những ý kiến đã phát biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật có chất lượng tốt nhất.


Tại Hội nghị Trung ương 11 (khóa XIII), Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, quán triệt đầy đủ, thấu tháo, kỹ lưỡng các nội dung của Nghị quyết; xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó chú trọng xây dựng công tác cán bộ.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào sáng 16/4, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội.
Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Chính phủ nêu rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp tỉnh sau sắp xếp tối đa không vượt quá trước sắp xếp và trong 5 năm phải bố trí lại theo đúng quy định tinh giản biên chế.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII là hội nghị mang tính lịch sự, quyết sách những vấn đề rất quan trọng, đột phá cho giai đoạn cách mạng mới, tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đưa đất nước vào bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ gồm 6 tiêu chí dựa trên lịch sử hình thành, phát triển, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, các yếu tố cấu thành đơn vị hành chính cấp tỉnh và kinh nghiệm quốc tế.
0