Dự án treo để lãng phí đất gần 20 năm
Cách đây gần 20 năm, những thửa ruộng tại huyện Quốc Oai là bờ xôi ruộng mật, một năm sản xuất hai vụ lúa, đảm bảo lương thực cho người dân. Tuy nhiên, năm 2008, tỉnh Hà Tây trước đây đã ban hành quyết định thu hồi hơn 116 ha đất nông nghiệp tại xã Đồng Quang và xã Nghĩa Hưng để tạm giao cho Ban quản lý dự án quy hoạch nhà vườn sinh thái nông nghiệp công nghệ cao Đồng Quang thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và lập dự án nhà vườn sinh thái. Song đến nay, dự án không thấy đâu, khu vực đồng ruộng rộng lớn trở nên hoang hóa.
Ông Nguyễn Ngọc Bỉnh, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cho biết: "Trong khi dân không có đất làm nông nghiệp thì toàn bộ ruộng đất lại bị bỏ hoang gây lãng phí cho nhà nước và người dân".
Cũng trên địa bàn huyện Quốc Oai còn có dự án Khu đô thị Tiến Xuân Sudico, quy mô hơn 1.200 ha thì có 900 ha thuộc xã Đông Xuân, đã để treo suốt 17 năm qua. Dù chưa thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng người dân trong phạm vi dự án đang gặp nhiều khó khăn.
Luật Sư Nguyễn Xuân Phương, Giám đốc công ty luật TNHH Thường Tín Phát, cho biết: "Luật đất đai 2024 đã quy định rất rõ thời hạn đưa đất vào sử dụng, thời hạn triển khai dự án và nếu không thực hiện đúng sẽ bị thu hồi dự án. Vấn đề đặt ra là cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, cơ quan nếu để dự án treo kéo dài. Bên cạnh đó, cần công khai thông tin dự án để xã hội giám sát".
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Để dự án treo kéo dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, các ngành chức năng và chính quyền cần thực hiện nghiêm các qui định để không tồn tại dự án treo".
Chế tài xử lý các dự án không triển khai, chậm tiến độ đã rất rõ ràng, cụ thể, phải được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Để dự án treo kéo dài còn có trách nhiệm của chính quyền và cơ quan quản lý các cấp. Đây là vấn đề đang được Hà Nội tập trung giải quyết khi đang rà soát, xử lý 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.


Người dân ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp và lấp ao hồ để xây dựng sai quy định nhưng không được chính quyền cơ sở xử lý kịp thời. Thực trạng này đã và đang khiến người dân hết sức bức xúc.
Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội sẽ thiết lập hệ thống quầy tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, dừng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp đối với nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
UBND TP. Hà Nội vừa thống nhất chủ trương đề xuất của Sở Xây dựng về việc điều chỉnh quy mô dự án, qua đó làm cơ sở thực hiện biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án chung cư Golden West ở lô đất 2.5HH Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.
Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung giá trần với nhà ở xã hội để bán và cho thuê nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở của người dân, lao động thu nhập thấp. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng đề xuất này.
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 10 nghìn m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng tại ô đất H1-NO1 và H1-NO2.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 thửa đất ở tại khu Đồng Ngà, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, vào sáng 11/5.
0