Dự án điện hạt nhân cần cơ chế về nhân lực
Đây là ý kiến của các đại biểu tập trung thảo luận tại hội trường khi bàn về chính sách phát triển dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sáng nay, 17/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Với nhu cầu năng lượng ngày càng lớn và tăng nhanh của đất nước, việc phát triển điện hạt nhân là rất cần thiết, phù hợp với thực tiễn. Để dự án được thực hiện thành công, đại biểu cho rằng cần có sự đánh giá toàn diện về rủi ro. Các giải pháp đưa ra phải bao gồm cả trước mắt và lâu dài. Đại biểu nhấn mạnh đến vấn đề nguồn nhân lực cho dự án. Trong đó, "tìm, chọn và giữ nhân tài" là những điều quan trọng.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế và một số cơ quan về điện hạt nhân, nhu cầu nhân lực cho tổ chức vận hành một nhà máy điện hạt nhân với hai tổ máy cần khoảng 600-1.200 người có trình độ từ trung cấp đến đại học, thuộc các chuyên ngành khác nhau.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) cho biết: "Để xây dựng hai tổ máy cần 1.200 người, phát triển lâu dài cần phát triển nguồn nhân lực, nếu các cơ chế đặc thù được thông qua thì việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong 5 năm là hoàn toàn khả thi".
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) cũng nêu ý kiến: "Dưới giám sát của cơ quan năng lượng quốc tế, kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn của các tập đoàn kinh tế trong nước, đề nghị Quốc hội tạo điều kiện thông qua việc thống nhất với Chính phủ về cơ chế đặc thù cho các dự án điện hạt nhân này, để các tập đoàn kinh tế yên tâm thực hiện thành công mục tiêu rất áp lực mà Chính phủ đặt ra".
Như vậy, trong trường hợp tái triển khai cả hai dự án nhà máy điện hạt nhân, bao gồm Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, nhu cầu nhân lực tương ứng sẽ là 2.400 người.
Theo các đại biểu, yêu cầu về thời gian đào tạo cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số vị trí quan trọng trong nhà máy điện hạt nhân có thể phải từ 5-10 năm. Ngoài việc thu hút cán bộ trẻ vào làm việc ngành Năng lượng nguyên tử với mức lương phù hợp, rất cần chính sách ưu đãi hấp dẫn, sự động viên, khích lệ của các chuyên gia đi trước.


Người dân được hướng dẫn góp ý sửa Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VneID với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhân khẩu”.
Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt hơn 12,5 tỷ đồng các hành vi vi phạm: kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, mỹ phẩm, quần áo, đồ trang sức… nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Tổng nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập và hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông dân lập, tư thục ước tính khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng.
Một số người dân ở Hà Nội vẫn bị lừa đảo chiếm đoạt tiền, dù thực hiện xác thực khuôn mặt với tài khoản ngân hàng.
Hai đối tượng trộm cắp tài sản của người dân bằng thủ đoạn móc cốp xe ở Hà Nội đã nhanh chóng bị Công an phường Láng Thượng (quận Đống Đa) bắt giữ.
Tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ cao tốc số 6 - Cục CSGT vừa phối hợp với lực lượng chức năng các tỉnh Bình Phước, Khánh Hòa chặn bắt các đối tượng phạm tội đang trên đường bỏ trốn.
0