Dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản vẫn dè dặt
Từ khoảng thời điểm cuối năm 2023 đến nay nhiều ngân hàng đã tiếp tục giảm lãi suất huy động xuống mức thấp kỷ lục, dao động quanh mức 5%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Theo logic, khi lãi suất huy động hạ thấp, nhiều người sẽ tìm sang kênh đầu tư khác có lợi suất hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng, cụ thể ở đây là BĐS. Thế nhưng trên thực tế lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng 9,95% so với cuối năm 2022, trong khi đó dư nợ tín dụng chi tiêu cho mua bất động sản lại giảm gần 2%. Điều này có nghĩa rằng người dân đang dần mất niềm tin vào BĐS và cho rằng đây là kênh đầu tư rủi ro trong thời gian này.

Ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc Ngân hàng TPBank cho biết: "Năm nay tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng nói riêng là rất thấp, vì cầu tín dụng cũng rất thấp. Đến lúc này các ngân hàng cũng rất mong muốn đẩy vay ra cả với doanh nghiệp các nhà phát triển BĐS cũng như là người dân vay để mua nhà. Nhưng vấn đề là thị trường khá ảm đạm và quan trọng người dùng cuối, người mua nhà còn đang thiếu niềm tin vào thị trường, người ta vẫn đang chờ dò xem đáy của thị trường ở đâu trước khi xuống tiền để đầu tư nên nhu cầu cho vay rất là thấp".

Không chỉ người mua mà các doanh nghiệp cũng khá dè dặt trong việc vay ngân hàng để phát triển dự án. Mặc dù hiện nay lãi suất cho vay năm đầu tiên đã giảm xuống 6 - 7% nhưng lãi suất thả nổi ở những năm tiếp theo đang ở mức 10 - 12%. Trong khi đó, việc phát triển các dự án cần mất nhiều thời gian, đặc biệt là vướng mắc pháp lý có thể kéo dài hai đến ba năm, thậm chí là lâu hơn để dự án chính thức được xây dựng. Do vậy lãi suất vẫn chưa thực sự hấp dẫn.
Cần phải có thêm nhiều chính sách khuyến khích để dòng tiền quay trở lại với thị trường BĐS. Niềm tin và lượng giao dịch được coi là hai yếu tố căn cơ giúp khắc phục được tình trạng này. Chỉ khi nào thị trường có giao dịch sôi động trở lại lúc đó niềm tin mới được khôi phục và dòng tiền sẽ không còn e ngại đổ vào BĐS.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu thêm các chính sách ưu đãi hấp dẫn, thiết thực dành cho cả khách hàng/nhà đầu tư cũng như các đơn vị phân phối, môi giới bất động sản; tinh gọn quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ và các giải pháp nhằm giảm giá bán bất động sản. Ngoài ra, Chính phủ và các ban ngành liên quan cần nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để có hiệu lực cùng lúc với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Có như vậy những điểm nghẽn mới được tháo gỡ, thị trường mới ổn định trở lại.


Phát triển bất động sản bền vững cần dòng vốn 'chảy' đúng hướng, bám sát nhu cầu thực, tránh gây lãng phí nguồn lực và cản trở người dân tiếp cận nhà ở thực sự.
UBND quận Cầu Giấy vừa tổ chức công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân tỷ lệ 1/500.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để thị trường bất động sản phát triển bền vững, cần cơ chế cho chính sách vốn và cần tạo ra những “cholesterol” tốt cho thị trường.
Đài Hà Nội đã tổ chức diễn đàn “Cơ chế đặc thù và và dòng vốn cho thị trường bất động sản” tại TP. Hồ Chí Minh trong sáng 9/4, nhằm thảo luận về những cơ chế cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Trước những thông tin thị trường bất động sản sẽ bật tăng do tác động bởi mức thuế 46% của Mỹ, chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư nên chờ thông tin chính thức và diễn biến của quá trình đàm phán giữa hai nước.
TP.HCM đưa ra cam kết trong năm 2025, 100% dự án vướng mắc thuộc thẩm quyền của thành phố sẽ được giải quyết.
0