Đông đảo doanh nhân Mỹ dự Hội chợ Canton, Trung Quốc

Bất chấp áp lực ngày càng gia tăng từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu, người mua hàng Mỹ vẫn tích cực đặt đơn và thảo luận với các nhà cung cấp Trung Quốc tại Hội chợ Canton lần thứ 137 về cách vượt qua thách thức thương mại.

Hội chợ Canton thường niên tổ chức tại Quảng Châu là hội chợ thương mại xuất nhập khẩu lớn nhất Trung Quốc, ra đời từ năm 1957. Ngày nay, mặc dù chính sách thuế mới của Mỹ có thể làm gián đoạn quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nhưng nhiều doanh nhân Mỹ vẫn có mặt tại đây, nhằm cùng các đối tác Trung Quốc bàn cách khắc phục những khó khăn sắp tới.

Sự kiện này diễn ra trên một diện tích tương đương khoảng 200 sân bóng đá và đã được tổ chức liên tục từ năm 1957 - thời điểm nền kinh tế Trung Quốc còn bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, hội chợ, chính thức mang tên "Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc", là cách tốt nhất để vượt qua các rào cản thương mại và thu hút đầu tư. Bất chấp áp lực ngày càng gia tăng từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu, người mua hàng Mỹ vẫn tích cực đặt đơn và thảo luận với các nhà cung cấp Trung Quốc tại Hội chợ Canton lần thứ 137 về cách vượt qua thách thức thương mại.

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ngoại thương Trung Quốc cho biết, mặc dù thuế quan từ phía Mỹ có tác động đáng kể, nhưng họ vẫn ghi nhận số lượng đơn đặt hàng nước ngoài ổn định tại hội chợ, trong đó một phần đáng kể đến từ khách hàng Mỹ.

Ông Manoel De Souza, khách mua hàng người Mỹ chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa. Chúng tôi cũng đã lên kế hoạch cho chuyến đi này trước khi có thuế quan, vì vậy chúng tôi vẫn đến chỉ để xem xét và tiếp tục mua hàng".

Mối lo lớn nhất đối với các nhà nhập khẩu Mỹ là nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ. Đáng chú ý, chính các khách hàng Mỹ mới là những người cảm thấy lo lắng hơn cả các nhà cung cấp Trung Quốc, họ không chỉ có nhu cầu về sản phẩm mà còn buộc phải chấp nhận mức giá cao hơn.

Ông Zhuang Jie, Giám đốc mua sắm của Công ty Harbor Freight Tools cho hay: "Để ứng phó, Mỹ thực sự đang cân nhắc cách xử lý các sản phẩm đã được sản xuất tại nhà máy. Người mua hàng Mỹ không dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp chỉ vì giá cả, mà họ phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng xuất khẩu. Các tiêu chuẩn chất lượng này bao gồm một quy trình toàn diện có thể mất một tháng hoặc thậm chí nửa năm hoặc lâu hơn để hoàn thành".

Tại Hội chợ Canton, các mặt hàng tiêu dùng bền như máy phát điện và dụng cụ sửa chữa ô tô tiếp tục là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc sang Mỹ. Dù có chu kỳ thay thế dài, nhưng đây vẫn là những mặt hàng thiết yếu và được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình Mỹ.

Theo Phòng Thương mại Trung Quốc về Xuất nhập khẩu Máy móc và Sản phẩm điện tử, khi lượng tồn kho tại Mỹ giảm xuống, thị trường Mỹ chắc chắn sẽ phục hồi bởi họ phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm “Made in China”.

Nhiều doanh nghiệp tại hội chợ cũng khẳng định rằng, trong bối cảnh hiện nay, khách hàng Mỹ không cắt đứt quan hệ, mà ngược lại, còn chủ động tìm kiếm giải pháp hợp tác cùng vượt qua khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có hàng loạt cuộc gặp với các lãnh đạo nước ngoài đến Moscow tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Hôm nay, 8/5, ông sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - người hiện đang thăm chính thức Nga.

Nga đã tạm dừng các hoạt động quân sự trong thời gian ngừng bắn 72 giờ nhân dịp kỷ niệm 80 năm chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Đòn không kích của Ấn Độ vào Pakistan ngày 7/5 đã thổi bùng trở lại điểm nóng Nam Á. Phía sau vụ tấn công là loạt chi tiết đáng chú ý, từ vũ khí do Trung Quốc sản xuất, vai trò kiềm chế của Mỹ đến thông điệp cứng rắn mà New Delhi muốn gửi đi.

Một cuộc chạm trán của 125 máy bay chiến đấu trong vòng hơn một giờ vừa diễn ra giữa không quân Ấn Độ và Pakistan, được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử.

Quân đội Ấn Độ đã triển khai một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào các địa điểm ở Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý vào sáng 7/5, trong một chiến dịch quân sự mang tên Sindoor. Vì sao Ấn Độ lại lựa chọn những địa điểm này và chúng có ý nghĩa chiến thuật như thế nào đối với chiến dịch Sindoor? Các bên liên quan đã đưa ra những tuyên bố gì về các cuộc tập kích này? Động lực nào thúc đẩy Ấn Độ phát động chiến dịch tấn công ngay từ đầu?

Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng nhiều vật thể nghi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này.