Đổi mới tư duy trong cách xây dựng, thi hành pháp luật
Chủ trì Hội thảo gồm: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.
Hội thảo đã tập trung phân tích những yêu cầu cấp thiết trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước đang thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, xác định đột phá về thể chế là “đột phá của đột phá”, phải đi sớm, đi trước, mở đường cho phát triển. Để thực hiện được các chủ trương và quyết sách đột phá đó, phải bắt đầu từ đổi mới tư duy về xây dựng và thi hành pháp luật.
Cho ý kiến về việc thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện, các chuyên gia, các nhà khoa học cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hiến pháp.
Đối với Điều 111 Hiến pháp về tổ chức chính quyền địa phương, nên nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hai hướng: thứ nhất, quy định tại các đơn vị hành chính đều thành lập chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND; thứ hai, quy định tại các đơn vị hành chính chuyên biệt không thành lập chính quyền địa phương có thể thành lập các cơ chế quản lý hành chính phù hợp với mục đích thành lập đơn vị hành chính chuyên biệt.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho rằng, các báo cáo khoa học, ý kiến thảo luận của đại biểu tại Hội thảo đã tiếp tục làm rõ các định hướng, giải pháp đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó, trọng tâm là đổi mới tư duy, có cơ chế đầu tư vượt trội về con người, hạ tầng và tài chính cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật là điều cần thiết.
Trưởng ban Nội chính Trung ương cũng chỉ rõ: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển”, dứt khoát từ bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản”, “không quản được thì cấm”, “người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm”. Từ đó đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.


Hồ Quốc Thân (sinh năm 1992) trú tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, bị Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố, điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Tàng trữ tiền giả"; đồng thời khởi tố một bị can khác về tội "Tàng trữ tiền giả".
Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Thị Thái là người đại diện pháp lý cho Công ty cổ phần trang sức Coco Lee Diamond Hà Nội về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Bộ Tư pháp đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” trong sáng 6/3.
Điều tra viên ở công an cấp xã có nhiệm vụ thụ lý, thụ lý điều tra, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra công an cấp tỉnh.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo có hành vi "thổi giá đất" đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m² tại xã Quang Tiến huyện Sóc Sơn.
Bảy tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành cơ quan trung ương và địa phương.
0