Độc đáo sân chơi được cải tạo từ 'giếng làng'

Trong bối cảnh đô thị hoá diễn ra nhanh như hiện nay, nhiều giếng làng trong nội đô có nguy cơ bị thu hẹp dần. Với hy vọng để thế hệ trẻ hiểu hơn về quá khứ, hình ảnh làng quê xưa, đồng thời tạo địa chỉ văn hoá cho người dân, một sân chơi mới đã được hình thành từ những mảnh ghép còn sót lại của chiếc giếng cổ. Đó là sân chơi ở tổ dân phố 3C phường Liễu Giai, quận Ba Đình.

Giếng nước, sân đình vốn là những hình ảnh thân thuộc của văn hoá xa xưa nay đã được tái hiện sinh động ở sân chơi tổ dân số 3C phường Liễu Giai, ngõ 67 Văn Cao. Từ những mảnh ghép còn sót lại của chiếc giếng cổ thuộc trại Thái Hóa xưa, có tuổi đời hàng trăm năm, quận Ba Đình đã tiến hành cải tạo, phục dựng hình ảnh giếng làng, với mong muốn gìn giữ những nét văn hóa cổ xưa.

Từ hiện trạng còn sót lại của giếng làng, quận Ba Đình đã đôn nền lên khoảng 70 - 80cm, tạo hình vòng tròn giống như một chiếc giếng. Phần giữa giếng được lát gạch màu xanh giống màu của nước. Phần miệng giếng còn sót lại được che lại bằng nắp giếng màu nâu. Quanh khu vực giếng được bố trí nhiều đồ dùng tập thể dục, ghế ngồi để phục vụ nhu cầu của người dân.

Phần giữa giếng được lát gạch màu xanh giống màu của nước. Phần miệng giếng còn sót lại được che lại bằng nắp giếng màu nâu.
Quanh khu vực giếng được bố trí nhiều đồ dùng tập thể dục, ghế ngồi để phục vụ nhu cầu của người dân.

Qua việc cải tạo, phục dựng hình ảnh giếng làng ở tổ dân phố 3C chính là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Khi các giá trị, nét đẹp văn hóa được phát huy sẽ giúp giới trẻ thấy được những hình ảnh văn hoá làng xã thời xa xưa, từ đó, tạo dựng ý thức gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hoá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.