Độc đáo hội Gióng đền Phù Đổng
Khu di tích thờ Thánh Gióng với 10 địa điểm liên quan, trong đó nổi bật là đền Phù Đổng (hay còn gọi là đền Thượng - nơi thờ phụng Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương). Đền Thượng với quy mô bề thế, gồm nhiều hạng mục kiến trúc hiện còn bảo lưu được những mảng chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII - XVIII của kiến trúc đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ. Di tích đền Phù Đổng đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2013.
Cùng với các địa điểm tôn thờ Đức Thánh Mẫu và Đức Thánh Gióng, trải qua ngàn đời nay, tại Phù Đổng còn lưu dấu ấn về lễ hội diễn ra vào mùng 9/4 âm lịch hàng năm, đó là hội Gióng.
Hội Gióng đền Phù Đổng được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những lễ hội kỳ thú nhất và cổ nhất. Đó cũng là hội được biết đến nhiều nhất, có tính đại chúng nhất, thu hút hàng vạn người đến tham dự.
Nét độc đáo của lễ hội Gióng là tính cộng đồng và do cộng đồng lưu giữ, thực hành từ ngàn đời nay. Hội Gióng với hội trận tiêu biểu, thu hút sự tham gia đông đảo cộng đồng dân cư, được trình diễn bằng hệ thống các biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa Việt, chứa đựng những sáng tạo, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho quốc gia và thế giới.
Cùng với hội Gióng tại Sóc Sơn, hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010.


"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
0