Doanh nghiệp Việt không bị động trước chính sách thuế của Mỹ
Chỉ còn ít ngày nữa, Mỹ sẽ công bố quyết định cuối cùng về thuế đối ứng với Việt Nam. Chính phủ và các bộ, ngành đang tích cực đàm phán để kéo dài thời gian áp dụng và giảm mức thuế. Mức thuế đối ứng 46% đang là con số gây lo ngại. Không chỉ doanh nghiệp Việt, ngay cả các chuyên gia Mỹ cũng đánh giá đây là mức thuế cao, ảnh hưởng lớn đến cả hai bên.
Ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ AmCham tại Hà Nội cho hay: "Cách tính này có tác động rất nghiêm trọng đến Việt Nam, đến người dân cũng như việc làm tại đây. Khi giá cả tăng ở Mỹ, điều đó sẽ gây tổn hại đến người dân Mỹ và các gia đình Mỹ. Ví tiền của họ sẽ nhỏ lại và do đó, thay vì mua ba đôi giày, họ sẽ mua hai đôi. Đó là lý do tại sao điều này sẽ không tốt cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hoặc không tốt cho tăng trưởng việc làm tại đây".
Nếu mức thuế này có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp Việt có thể phải hủy đơn hàng, đàm phán lại hợp đồng. Một số doanh nghiệp logistics đang gấp rút cập nhật tình hình để tư vấn cho khách hàng.
Bà Nguyễn Phương Hạnh - Phó Giám đốc Công ty Vinalink Logistics chia sẻ: "Chúng tôi vẫn đang theo dõi rất sát sao các chính sách tiếp theo từ bên chính phủ Mỹ để có thể cập nhật và hỗ trợ, kịp thời tư vấn, giải đáp cho các bạn seller, các nhà bán hàng Việt Nam để các bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất cho sự phát triển của năm 2025. Hiện tại đã sang quý II/2025, gần như chiến lược các doanh nghiệp đã xong nhưng vì có chính sách thuế đó cho nên gần như toàn bộ chiến lược sẽ phải làm lại từ đầu. Chúng tôi đang đồng hành cùng với các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ, tư vấn để xem tính những bước đi tiếp theo".
Trước áp lực thuế quan, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị doanh nghiệp Việt cần điều chỉnh chiến lược, tối ưu chi phí, thậm chí chấp nhận lỗ ngắn hạn để tái cấu trúc và thích ứng.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - Chuyên gia kinh tế cho biết: "Đầu tiên phải tiết kiệm chi phí, thậm chí là phải thắt lưng buộc bụng. Chưa nói có thể chấp nhận lỗ trong một giai đoạn nhất định để đợi cho một chu kỳ mới mà chúng ta phải đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí lao động, tiết kiệm chi phí quản lý, tinh gọn bộ máy rồi đa dạng hóa thị trường. Sau đó, chúng ta có thể tìm cách để đầu tư vào Mỹ tránh hàng rào thương quan hoặc chúng ta liên doanh với đối tác Mỹ để hai bên cùng chia sẻ rủi ro, nếu đánh thuế thì cả hai bên đều chịu".
Ngoài ra, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt tránh bị áp thuế sốc. Đáng chú ý, theo sắc lệnh điều chỉnh nhập khẩu của Mỹ, nếu doanh nghiệp chứng minh được trên 20% giá trị sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ, thuế đối ứng 46% sẽ chỉ áp lên phần giá trị không thuộc Mỹ. Điều này có thể là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm áp lực thuế quan trong thời gian tới.


Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước ngày 4/4 tiếp tục lao dốc theo đà giảm của giá vàng thế giới, xuống dưới 102 triệu đồng/lượng.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
0