Doanh nghiệp Trung Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam
Trong bối cảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, hợp tác đầu tư giữa hai nước tiếp tục được thúc đẩy. Tính đến hết tháng 3/2025, Trung Quốc có 5.351 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 32,2 tỷ USD, đứng thứ 6/150 đối tác đầu tư.
Năm 2023, vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam tăng 77,6%, đạt 4,47 tỷ USD. Quý I/2025, Trung Quốc có 251 dự án mới, tổng vốn gần 1,5 tỷ USD, đứng thứ ba về đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 80%), năng lượng tái tạo, linh kiện điện tử và hạ tầng. Nhiều dự án quy mô lớn đã triển khai như Victory Giant Technology (520 triệu USD), Green Precision (120 triệu USD) tại Bắc Ninh, hay các dự án năng lượng và sản xuất sợi tại Tây Ninh.
Việt Nam hoan nghênh nhà đầu tư Trung Quốc mở rộng đầu tư vào công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, tài chính xanh… và mong muốn đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nội địa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.


Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 14/4 chứng kiến đà đi lên tích cực của cả ba chỉ số chính.
Giá vàng thế giới ngày 15/4 giảm nhẹ, sau khi các nhà đầu tư ngắn hạn thực hiện chốt lời.
Vàng SJC ngày 15/4 tiếp tục tăng vọt, lên đỉnh cao kỷ lục mới 108 triệu đồng/lượng, đắt hơn nhẫn trơn 2,5 triệu đồng mỗi lượng (bán ra).
Thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh giảm mạnh trong ngày 15/4 sau ba phiên tăng liên tiếp.
Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế từ ngày 1/6/2025.
Mức tăng trưởng tiệm cận con số 8% của Việt Nam vẫn có thể đạt được khi nền kinh tế tận dụng được đà và thế thông qua sự quyết tâm của Chính phủ.
0