Doanh nghiệp thiếu hụt lao động tay nghề cao
Tại các khu công nghiệp lớn, không khó để bắt gặp các bảng tuyển dụng treo kín từ cổng vào tới từng xưởng sản xuất. Không chỉ riêng ngành cơ khí, các lĩnh vực như điện tử, tự động hóa, công nghệ vật liệu mới… cũng đang rơi vào tình trạng tương tự.
Ông Chu Hồng Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp BM Timber cho biết: "Những thách thức của thị trường, của việc giảm lao động nhập cư ở các thị trường xuất khẩu dẫn tới sự sụt giảm về lao động phổ thông và ảnh hưởng tới việc bàn giao cho khách hàng".
Báo cáo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, hiện có tới 53% doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động tay nghề cao. Điều này dẫn đến hệ lụy trực tiếp, đó là tiến độ sản xuất bị chậm, chi phí đào tạo nội bộ tăng, thậm chí có doanh nghiệp phải từ chối đơn hàng do thiếu hụt nhân sự.
Không chỉ doanh nghiệp nội địa, các công ty xuất khẩu lao động cũng đang lao đao vì nguồn cung lao động chất lượng cao ngày càng khan hiếm.
Ông Lê Tuấn Linh, Quản lý tuyển dụng Công ty Cổ phần Nhân lực Hà Thành HAMACO, cho biết: "Nếu như trước đây, khoảng hơn 90% những người đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản hầu hết đều là thực tập sinh chưa qua trường lớp đào tạo, thì hiện tại bên Nhật đang nhận rất nhiều lao động theo dạng visa kỹ sư và visa tay nghề cao".
Bà Yun Jae Yeon, Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam, chia sẻ: "Năm nay, số lượng dành cho người lao động đi Hàn Quốc có giảm hơn, tuy nhiên chủ sử dụng lao động Hàn Quốc rất ưa thích người Việt Nam, nên cũng tạo điều kiện rất nhiều".
Thiếu hụt lao động tay nghề cao đang là bài toán nan giải, không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp trong nước mà còn làm suy giảm vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Để giải quyết thực trạng này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên: doanh nghiệp - nhà trường - chính sách nhà nước. Đầu tư vào đào tạo thực tiễn, cải thiện chế độ đãi ngộ, đồng thời định hướng nghề nghiệp sớm cho lao động trẻ chính là chìa khóa để Việt Nam “gỡ nút thắt” về nguồn nhân lực chất lượng trong tương lai.


Nhiều doanh nghiệp hiện không tìm được nguồn nhân lực chất lượng và có tay nghề cao dẫn đến đứng trước nguy cơ “chậm nhịp” phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận về thương mại đối ứng với phía Mỹ.
Thị trường hàng điện lạnh đã bắt đầu sôi động khi Hà Nội bước vào mùa hè và nhu cầu mua sắm các thiết bị điện lạnh của người dân cũng bắt đầu gia tăng.
Giá vàng trong nước hiện tăng mạnh, với giá vàng miếng tăng 500.000 đồng/lượng, vàng nhẫn tăng mạnh nhất lên tới 1 triệu đồng/lượng.
Hàng hoá nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) sẽ bị đánh thuế 50% từ ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo.
Boeing sẽ chi trả 1,1 tỷ USD để tránh bị truy tố do liên quan đến hai vụ rơi máy bay 737 MAX khiến hàng trăm người thiệt mạng.
0