Doanh nghiệp ngành nước chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

Việc tìm giải pháp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững nhằm thích ứng và tăng khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế là việc làm cấp thiết của các doanh nghiệp ngành nước lúc này.

Cơ quan phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) đánh giá, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn, khô hạn và thiếu nước sinh hoạt. Do đó, việc chủ động lên phương án ứng phó từ sớm, ứng dụng công nghệ và sản xuất xanh là các giải pháp mà các doanh nghiệp ngành nước đang lựa chọn.

Ông Nguyễn Văn Đắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết: "Năm 2023, Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hiện tượng biến đổi khí hậu làm cho nước biển dâng, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho người dân đồng bằng. Đây là sự thách thức không chỉ cho Đồng bằng sông Cửu Long mà cho cả nước Việt Nam. Chúng tôi nhận thức rất sâu sắc vấn đề này và ngành nước TP.HCM có kế hoạch quy hoạch để chúng tôi ứng phó với biến đổi khí hậu và phục vụ người dân trong thời gian tới".

Tuy nhiên trên thực tế, ngành nước chưa có bộ Luật riêng để khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư quốc tế.

TS Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cấp Thoát nước Việt Nam cho rằng: "Thoát nước là dịch vụ cấp thiết của xã hội, nó tác động đến việc phát triển của kinh tế xã hội của cả đất nước và của cả các việc đầu tư xây dựng. Nguồn nước ở Việt Nam không chỉ nằm ở Việt Nam mà còn có 80% là từ các nước khác chảy vào. Cho nên các vấn đề liên quan hệ quốc tế chúng ta cần phải được quan tâm để bảo đảm được cho cái nguồn nước cũng như là việc phát triển ngành cấp các nước".

Theo các chuyên gia, những thách thức về nguồn nước của Việt Nam là rất lớn và cấp bách, đòi hỏi phải có các giải pháp toàn diện, kết hợp giữa hoàn chỉnh thể chế chính sách với hoàn chỉnh tổ chức bộ máy, cùng với đó là đầu tư công nghệ xử lý nước thải. Bên cạnh đó, cần sớm có một Dự thảo Luật đầy đủ để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và thu hút đầu tư.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...