Doanh nghiệp Na Uy muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Trong triển lãm Vietship 2025 về hàng hải xanh tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp hàng hải Na Uy bày tỏ mong muốn hợp tác với các đối tác của Việt Nam. Trong số 7 công ty Na Uy có mặt tại đây, đã có 4 công ty thiết lập văn phòng đại diện ở Việt Nam, còn lại đang trong quá trình tìm hiểu thị trường. Đây đều là những doanh nghiệp sở hữu nhiều giải pháp và công nghệ hàng hải tiên tiến, bền vững.
Ông Jorge Veiga - Giám đốc Kinh doanh công ty Brodrene, Na Uy - cho biết: “Chúng tôi mang đến đây một loạt vật liệu đóng tàu mới, đó là sợi carbon có thể dùng cho các tàu cao tốc, tàu du lịch. Sợi carbon là loại vật liệu nhẹ, rất chắc và nếu dùng để đóng tàu thuyền sẽ không cần phải bảo trì nhiều. Quan trọng là nó rất tiết kiệm năng lượng cho dù tàu chạy bằng nhiên liệu gì đi chăng nữa”.
Ông Lukasz Luwanski - Giám đốc Hàng hải Khu vực châu Á Thái Bình Dương, Công ty DNV Na Uy - cho hay: “Chúng tôi là công ty hỗ trợ cho các đơn vị thiết kế và đóng tầu toàn cầu trong việc tăng cường tính cạnh tranh, đồng thời đảm bảo khả năng đóng góp vào quá trình cắt giảm phát thải khí, theo mục tiêu mà Tổ chức Hàng hải Quốc tế đặt ra. Về tiềm năng phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam, đây là lĩnh vực rất quen thuộc với DNV vì chúng tôi đã tham gia nhiều lĩnh vực ở Việt Nam từ năm 1993. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, Việt Nam là một thị trường rất quan trọng cho hoạt động đóng tàu”.
Na Uy và Việt Nam đều có ngành hàng hải với bề dầy lịch sử. Na Uy là quốc gia hàng hải hàng đầu với một chuỗi giá trị đầy đủ, từ thiết kế, đóng tàu đến vận hành, cung cấp công nghệ, thiết bị, các ngành phụ trợ như ngân hàng và bảo hiểm. Do vậy, việc Việt Nam hợp tác với Na Uy trong lĩnh vực hàng hải sẽ giúp ngành này ở nước ta phát triển bền vững, kết hợp giảm phát thải.
Bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam - chia sẻ: “ Chúng tôi có nhiều doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam, thậm chí có những doanh nghiệp rất thâm niên. Tôi thấy ngày càng nhiều công ty Na Uy quan tâm tới thị trường Việt Nam và thấy đây là một thị trường hợp tác tiềm năng”.
Ngành hàng hải của Na Uy đã tạo công việc cho khoảng 85. 000 lao động, xuất khẩu từ ngành hàng hải của Na Uy đạt giá trị hơn 22 tỷ USD. Hiệp hội Hàng hải Na Uy đã và đang đặt ra tiêu chí rất tham vọng, đó là từ năm 2030, Hiệp hội sẽ chỉ đặt mua hoặc đặt đóng các tàu không phát thải. Như vậy, tất cả những tàu mà Hiệp hội Hàng hải Na Uy mua hoặc sử dụng đều không phát thải. Đây là một hướng đi quan trọng đối với ngành hàng hải và là xu hướng tương lai, khi tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.


MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước ngày 4/4 tiếp tục lao dốc theo đà giảm của giá vàng thế giới, xuống dưới 102 triệu đồng/lượng.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Thị trường chứng khoán ngày 4/4 tiếp tục lao dốc. Ngay khi thị trường mở cửa, đà bán tháo điên cuồng đã khiến thị trường bốc hơi hơn 70 điểm, chạm đáy 1.158,43 điểm.
0