Doanh nghiệp Đức chuyển sang dùng điện mặt trời và gió
Hưởng ứng kế hoạch này, các doanh nghiệp Đức đang đẩy mạnh chuyển sang năng lượng xanh, bền vững để tiết kiệm chi phí.
Nhiều tháng qua, anh Philip Matthias đã thuyết phục cha mình lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà Công ty Sản xuất kim loại Tridelta của gia đình ở bang Thuringia (Đức) để cắt giảm chi phí điện năng và khí thải các bon.
Ban đầu còn hoài nghi về khoản đầu tư 2,3 triệu euro - một khoản tiền đáng kể đối với công ty tầm trung như Tridelta, nhưng cha anh sau đó đã quyết định tăng gần gấp đôi công suất của dự án, lắp đặt các tấm quang điện có thể cung cấp năng lượng cho công ty Tridelta và khoảng 900 ngôi nhà lân cận.
Anh Philip Matthias cho biết: “Các hệ thống quang điện sẽ hoàn vốn trong khoảng 7,5 năm. Nhà sản xuất bảo hành 20 năm. Điều đó có nghĩa đây là một khoản đầu tư cực kỳ sinh lợi”.
Kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine vào đầu năm 2022 và sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga sang Đức, Berlin đã đưa ra nhiều ưu đãi để khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời. Mặc dù Đức có công suất sản xuất điện gió và mặt trời lớn nhất châu Âu, nhưng các công ty vừa và nhỏ của nước này vẫn chưa được hưởng lợi từ giá điện thấp hơn do phí lưới điện và thuế cao. Bằng cách tự sản xuất điện mặt trời, các công ty này tránh được các khoản thuế và phí này.
Theo dữ liệu Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW), các công ty nước này đã tiêu thụ khoảng 69% lượng điện quốc gia vào năm 2023. Trong khi đó, dữ liệu của hiệp hội năng lượng mặt trời BSW cho biết công suất pin mặt trời mới được lắp đặt trên mái của khu vực doanh nghiệp tăng 81% trong bốn tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng 1% tại khu vực dân cư.
Một cuộc khảo sát vào tháng 5 vừa qua của Công ty nghiên cứu thị trường YouGov tiết lộ hơn một nửa số công ty Đức đã lên kế hoạch lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trong ba năm tới. Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức dự báo gần như tất cả các hãng chế tạo ở quốc gia châu Âu này sẽ sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2030.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.
Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.
Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.
0