Doanh nghiệp chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 322,50 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng quan ngại, hầu hết các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính; dệt may; nông lâm thủy sản…) đều suy giảm khá mạnh. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% cho cả năm 2023 là một thách thức rất lớn.

Bên cạnh 3 thị trường lớn là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, hiện nay ngành dệt may Việt Nam cũng đã xuất khẩu 36 sản phẩm chủ lực các loại đi 104 quốc gia.

Tuy nhiên, để tiếp tục giữ chân đối tác xuất khẩu và khách hàng ở các thị trường này, các doanh nghiệp dệt may phải liên tục thay đổi, đầu tư dây chuyền sản xuất để phù hợp thị hiếu thị trường.

Ngoài ra, để theo kịp nhu cầu của các thị trường phát triển thì vấn đề nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh lại đang là rảo cản với không ít doanh nghiệp trong nước.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường xuất khẩu\

Để  tháo gỡ những khó khăn hiện hữu, doanh nghiệp xuất khẩu cần tiếp tục kiên trì bám sát khách hàng, bám sát thị trường, phản ứng linh hoạt với thị trường để tổ chức kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành hàng cần phải tăng cường công tác phối hợp các đơn vị của Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan để kịp thời cập nhật và chuyển tải các thông tin về nhu cầu thị trường, quy định, chính sách mới của các thị trường ngoài nước cho doanh nghiệp hội viên; chú trọng tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng thâm nhập vào các thị trường mục tiêu và khai thác các cam kết ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt ba doanh nghiệp: Sợi Thế Kỷ, Hưng Thịnh Land và Tập đoàn Đại Châu do vi phạm quy định công bố thông tin.

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.

Lego vừa khánh thành nhà máy hơn 1,3 tỷ USD tại Bình Dương, Việt Nam, vào ngày 9/4. Đây không chỉ là một dự án lớn, mà còn là tín hiệu tích cực cho Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.

Những đối tác từ Mỹ bắt đầu gửi email tạm ngừng nhận đơn hàng trong tháng 4 với một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xem xét mức thuế.