Doanh nghiệp Châu Âu muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Tiếp tục chương trình làm việc với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước vào chiều 2/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì toạ đàm với các doanh nghiệp Châu Âu nhằm thúc đẩy hợp tác, đầu tư, cùng Việt Nam tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo, đặt mục tiêu đến năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao.
Hiện nay, đầu tư của EU vào Việt Nam đạt hơn 30,4 tỷ USD; đứng thứ 6 trong số các nhà đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2024 đạt 68,5 tỷ USD.
Tại tọa đàm, các doanh nghiệp châu Âu mong muốn được mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới, các ngành nghề mới nổi như công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số; công nghệ cao, hàng không, điện tử, logistics, năng lượng sạch, điện tử…
Các doanh nghiệp châu Âu đề nghị các bộ, ngành Việt Nam cần đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề nhanh chóng hơn; giảm thủ tục hành chính; giảm bớt gánh nặng pháp lý; ổn định, nhất quán trong chính sách, pháp luật; đơn giản hoá các yêu cầu về giấy phép lao động…
Kết luận cuộc toạ đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn các Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU các nước EU và các tập đoàn châu Âu tại Việt Nam đã trao đổi thẳng thắn, chân thành, tin cậy, trách nhiệm, thể hiện quyết tâm cùng Việt Nam phát triển; khẳng định Việt Nam tiếp thu các ý kiến đóng góp, xử lý kịp thời để đạt được mục tiêu lớn đã đề ra.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng năm nay đạt 8%, mong châu Âu ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu này, để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho những năm tới đạt mức tăng trưởng hai con số, thiết thực kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - EU.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính; thực hiện phân cấp, phân quyền; xoá bỏ cơ chế xin - cho; chống tiêu cực, tham nhũng; tăng cường kiểm tra, giám sát; tiến hành cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước; tăng cường áp dụng chuyển đổi số… Qua đó, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; giảm chi phí đầu vào của sản phẩm, giảm chi phí logistics, giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp châu Âu phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nâng tầm, làm sâu sắc hơn quan hệ hai bên; tạo nền tảng vững chắc ở tất cả các lĩnh vực với tinh thần hợp tác hai bên đều có lợi; tăng cường hơn nữa đầu tư chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, năng lượng mới, trung tâm tài chính, tài chính xanh, phát triển kinh tế biển, công nghệ sinh học, y tế.
Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; tư vấn, tham mưu xây dựng thể chế, chính sách; hưởng ứng và đồng hành cùng Việt Nam trong phát triển nhanh, tăng trưởng cao và bền vững.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu có tiếng nói thúc đẩy 9 nước thành viên còn lại của EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA); thúc đẩy EC xem xét tích cực gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản Việt Nam; tham gia tích cực đề án một triệu ha lúa chất lượng cao ít phát thải ở Đồng bằng sông Cửu Long; đề nghị EU tiếp tục duy trì viện trợ ODA cho Việt Nam thông qua các kênh hợp tác song phương.


FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.
Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội (Hanoisme) tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội (1995 - 2025).
0