Doanh nghiệp cần hỗ trợ cho giai đoạn nước rút cuối năm

Thời điểm này là giai đoạn doanh nghiệp đang chạy nước rút để hoàn thành kế hoạch của năm, nhưng số doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tạm ngừng hoạt động vẫn chưa giảm. Điều này cho thấy khó khăn vẫn còn tồn tại và cần hỗ trợ để chạy đua cho giai đoạn nước rút sản xuất cuối năm.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, 10 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 81 nghìn, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước. 50,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 26%. 14,7 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,5%. Bình quân một tháng có 14,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường như chưa được trang bị kỹ càng trước khi gia nhập thị trường; những hạn chế cố hữu của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được giải quyết căn bản; năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo còn thấp, môi trường kinh doanh mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều rào cản… Nhiều doanh nghiệp suy giảm đơn hàng, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn, vốn vay ngân hàng đến kỳ phải trả.

Trong bối cảnh đó, cần tiếp tục có các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực từ các gói hỗ trợ của nhà nước.

Theo các chuyên gia, hiện nay cải cách thể chế kinh tế là vấn đề quan trọng. Vì vậy, trong ngắn hạn, cần tập trung kiểm soát việc ban hành quy định mới để không làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Không ban hành quy định mới nếu chưa cấp bách. Nếu buộc phải ban hành, cần tính đến khó khăn hiện nay của doanh nghiệp từ đó có lộ trình áp dụng hợp lý, thời gian cần thiết để doanh nghiệp chuẩn bị tuân thủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.

Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.

Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.

Lego vừa khánh thành nhà máy hơn 1,3 tỷ USD tại Bình Dương, Việt Nam, vào ngày 9/4. Đây không chỉ là một dự án lớn, mà còn là tín hiệu tích cực cho Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.

Những đối tác từ Mỹ bắt đầu gửi email tạm ngừng nhận đơn hàng trong tháng 4 với một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xem xét mức thuế.

Nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, CII và MWG... đã đồng loạt lên tiếng trấn an cổ đông, khẳng định hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng và đã có sẵn các chiến lược ứng phó hiệu quả trước chính sách thuế quan mới của Mỹ.