Doanh nghiệp Ba Lan vật lộn trước bão giá năng lượng

Giá năng lượng ở châu Âu tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm, sau khi dòng khí đốt của Nga trung chuyển qua Ukraine ngừng chảy kể từ ngày 1/1/2025, khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu phải chật vật duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu tính từ giữa tháng 9 năm ngoái, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng xấp xỉ 40%. Nhiều doanh nghiệp tại Ba Lan đang phải đối mặt với khó khăn lớn nhất từ trước đến nay khi giá khí đốt và điện cao hơn trước đây 2-4 lần. Một chủ doanh nghiệp sản xuất bánh mỳ cho biết biên lợi nhuận giảm đi rất nhiều do chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Để giảm chi phí, doanh nghiệp quyết định tiếp tục sử dụng lò nướng gas cũ thay vì đầu tư lò nướng mới, hiệu quả hơn.

Ông Pitol, chủ doanh nghiệp sản xuất bánh mỳ Wroclaw cho biết: "Mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Trước đây, giá gas của Nga rất rẻ và cũng khá ổn định. Chúng tôi trả trung bình khoảng 1.459 đô la Mỹ một tháng. Bây giờ hóa đơn hàng tháng cao đến mức chúng tôi không thể lên kế hoạch cho tương lai. Chúng tôi phải trả gấp đôi so với trước đây và khi giá tăng cao nhất, phải trả gấp bốn lần".

Trước cuộc xung đột Nga -Ukraine, 45% khí đốt tự nhiên của Ba Lan đến từ nguồn nhập khẩu từ Nga. Sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt năng lượng đối với Nga, giá khí đốt tự nhiên tại Ba Lan đã tăng vọt, trung bình khoảng 20%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của nước này.

Ông Jakub Rybacki, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Viện kinh tế Ba Lan, cho hay: "Chắc chắn cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu vẫn còn hiện hữu, giá năng lượng ở đây đang ở mức cao, khó có thể giảm. Chúng ta đang phải thay đổi cơ cấu các nguồn năng lượng, ít phụ thuộc hơn vào nhập khẩu. Hiện tại, khó có thể hình dung ra bất kỳ lựa chọn nào khác".

Theo khảo sát của Viện Kinh tế Ba Lan, 59% công ty phàn nàn rằng giá điện cao cản trở sự phát triển, và trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ lệ này thậm chí lên tới 67%.

"Cuộc khủng hoảng năng lượng này đang làm thay đổi chuỗi cung ứng hàng hóa, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các công ty. Tôi nghĩ tình hình sẽ sáng sủa hơn vào những năm tới, và chúng ta sẽ học cách sống chung với chi phí cao hơn", ông Jakub Rybacki cho biết thêm

Trong một báo cáo, ngân hàng Goldman Sachs dự báo dòng chảy khí đốt Nga qua Ukraine ngừng lại và thời tiết mùa đông lạnh hơn trung bình ở châu Âu có thể đẩy giá khí đốt ở khu vực này lên mức 84 euro/megawatt giờ. Giá cả tăng vọt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp và người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối ứng với với 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Động thái này đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ nhất trong chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của ông Trump kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Liệu nước đi này của ông Trump có đang mạo hiểm?

Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.

Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.