Dinh Độc Lập - điểm hẹn tháng Tư

Dinh Độc Lập - nơi ngày 30/4 của 50 năm trước đã ghi dấu son lịch sử toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh và thống nhất đất nước, những ngày này đã trở thành điểm hẹn cho rất nhiều cuộc hội ngộ.

Hòa trong dòng người đó có những cựu chiến binh, họ đem đến đây những câu chuyện đầy cảm xúc về ngày đất nước thống nhất, non sông liền một giải.

Là Chính ủy, Bí thư của Binh chủng Tăng thiết giáp, Thiếu tướng Nguyễn Đức Cường là người lãnh đạo trực tiếp các mũi tiến công của binh chủng tăng thiết giáp, cùng các lực lượng khác giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau 50 quay trở lại nơi này, tâm trạng bồi hồi, xúc động xen lẫn niềm tự hào, cùng những người đồng đội, đồng chí thăm lại chiến trường xưa, nhìn lại chiếc xe tăng đã từng húc đổ cánh cổng của Dinh Độc Lập mang số hiệu 390. Thiếu tướng Nguyễn Đức Cường, nguyên Chính ủy, Bí thư Binh chủng Tăng thiết giáp chia sẻ: "Cách đây 50 năm, bốn cánh quân và ba thứ quân đã về hợp điểm vào giải phóng Sài Gòn và cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Đặc biệt vinh dự cho lực lượng tăng thiết giáp của Quân đoàn 2, lực lượng thọc sâu của chiến dịch được giao vào cắm cờ và đồng thời là chiếc xe 390 là xe húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập. Chúng tôi rất vui cùng niềm vui chung của đất nước sau 50 năm thống nhất, đặc biệt là tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng an ninh được củng cố và kinh tế được phát triển, người dân được hưởng sự độc lập, tự do, hạnh phúc và những phúc lợi của đất nước nói chung và của TP.HCM nói riêng".

Giữa dòng người tấp nập đến thăm Dinh Độc Lập nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước, ông Hoàng Việt, nguyên chiến sĩ lái xe C3, Tiểu đoàn 964, Trung đoàn 512 không giấu được phấn khởi và xúc động khi thăm lại nơi mà mình đã từng chở bộ binh tiến vào để bắt tướng Dương Văn Minh và nội các đầu hàng vô điều kiện.

Ông Hoàng Việt xúc động chia sẻ: "Sau 50 năm trở lại Dinh Độc Lập, thăm lại chiến trường xưa, tôi rất bồi hồi và xúc động vì được trở lại nơi ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc và mang lại niềm vui chiến thắng cho cả dân tộc Việt Nam, đem lại sự hòa bình thống nhất cho đất nước".

Chiến tranh đã đi qua, Dinh Độc Lập mãi là một biểu tượng khẳng định chủ quyền và sự hòa hợp, thống nhất đất nước; nơi đánh dấu cột mốc lịch sử 50 năm thống nhất đất nước. Đây cũng chính là ý nghĩa của tên gọi ngày nay của công trình này là Hội trường Thống nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Hội thảo khoa học Quốc gia “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển” đã diễn ra vào chiều 18/4.

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC tại các địa danh nổi tiếng ở 63 tỉnh, thành phố nhằm quảng bá các di sản, thúc đẩy du lịch.

Triển lãm “Thiên Thanh" với 30 tác phẩm hội hoạ mang thông điệp về vẻ đẹp thiên nhiên sơ khai, đa sắc màu; đưa người xem vào một thế giới hạnh phúc, an lành, đánh thức mọi giác quan với nguồn năng lượng lạc quan và tươi sáng.

Triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là hoạt động trưng bày mà còn là hành trình ngược dòng ký ức. Từng bức ảnh, từng dòng chữ, từng kỷ vật... tất cả góp phần tái hiện sinh động bức tranh tổng thể của mùa Xuân đại thắng.