Điều trị thành công ca bệnh tái phát nhiễm tụ cầu vàng
Bệnh nhân đã từng trải qua hai lần phẫu thuật tại hai bệnh viện lớn của Trung ương nhưng không khỏi.
Khi chị Phạm Thị Huyền đến tái khám tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ cho biết, sức khoẻ của chị đã bình phục hoàn toàn.
Điều này khác hẳn với tình trạng sức khoẻ của chị Huyền cách đây nửa tháng. Chị Huyền bị mắc bệnh viêm mô bào vùng hậu môn, vùng bẹn, nhiễm khuẩn huyết. Qua hai lần điều trị và phẫu thuật tại hai bệnh viện lớn ở Trung ương, chị Huyền đều không được chẩn đoán đúng bệnh nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng. Chị đã điều trị dai dẳng trong suốt 5 tháng liền, sức khỏe suy kiệt, biến chứng ảnh hưởng đến gan và phổi.
Chị Phạm Thị Huyền trú tại phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng chia sẻ: “Tôi như từ cõi chết trở về khi may mắn được bác sĩ Trà trực tiếp điều trị cho khỏi bệnh. Qua đây, tôi cũng chia sẻ với các chị em khi mình mắc bệnh chỉ là mụn nhỏ thôi cũng cần nên đi khám bệnh để được bác sĩ kiểm tra, điều trị đúng chuyên khoa nhằm tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng”.
Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai hiện đang điều trị nhiều ca bệnh nặng mắc vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm trùng huyết. Một số bệnh nhân khác lại nhập viện trong tình trạng nguy kịch do tự mua thuốc điều trị dẫn đến kháng thuốc.
Tiến sĩ, bác sĩ Đoàn Thu Trà, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Huyền cho hay: “Phát hiện sớm khi chuyển bệnh thì sẽ không có những biến chứng. Ví dụ, bệnh nhân phát hiện bệnh ngay từ đầu thì tổn thương sẽ không lan rộng, không phải chịu biến chứng trong nhiều tháng và trải qua nhiều lần mổ.”
Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn tụ cầu có tính độc cao, có thể kháng với nhiều loại kháng sinh nếu người bệnh không tuân thủ điều trị của bác sĩ. Đây là loại vi khuẩn gây nên nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu không được trị liệu kịp thời.
Vi khuẩn tụ cầu vàng luôn xuất hiện trên tay, chân, cơ thể mỗi người nếu chúng ta không vệ sinh sạch sẽ. Chỉ một vết xước nhỏ cũng rất dễ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần đi khám ngay nếu thấy các dấu hiệu của bệnh tụ cầu vàng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.
Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).
Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.
0