Điều trị sớm dị tật bẩm sinh cho trẻ

Bệnh viện Xanh Pôn vừa phối hợp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chỉnh hình nhi trên thế giới khám cho hơn 100 trẻ và đã phẫu thuật ra viện cho 27 trẻ nhỏ.

Từ khi chào đời, cánh tay phải của bé gái 4 tuổi, con của anh Nguyễn Minh Đức - tỉnh Bắc Giang đã phát triển không bình thường. Không có ngón tay cái, bàn tay quặt ngang tạo thành hình chữ L và thiếu xương quay bẩm sinh. Đây là lần chỉnh hình thứ ba của bé, bác sĩ sẽ chuyển xương ở chân lên để tái tạo xương quay. Trước đó, bé đã được mổ chuyển xương ngón trỏ thành ngón cái và đặt khung nẹp để kéo thẳng bàn tay.

Anh Nguyễn Minh Đức - Bố của bệnh nhân nhi tỉnh Bắc Giang cho biết: "Bình thường mình có thể dùng tay, chân để mặc quần áo, tuy nhiên tay phải của con chỉ có 20-30% khả năng thực hiện các chức năng cơ bản. Do đó, việc ăn uống, sinh hoạt của con đều rất khó khăn".

Các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận để đưa ra những hướng điều trị, phẫu thuật tốt nhất cho từng bệnh nhân nhi. Nhiều trẻ được phát hiện đã qua giai đoạn vàng để điều trị hoặc có thể sàng lọc phát hiện sớm khi mang thai.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Trưởng khoa chấn thương chỉnh hình chi dưới – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ: “Sàng lọc sớm và can thiệp kịp thời là yếu tố then chốt trong điều trị các dị tật phức tạp. Nguồn lực và kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia quốc tế sẽ giúp chúng tôi nâng cao khả năng điều trị, đặc biệt là với các ca bệnh phức tạp”.

Sau 1 tuần, 27 trẻ được phẫu thuật chỉnh hình đã được xuất viện. Dự kiến tháng 3, tháng 4 năm 2025, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiếp tục phối hợp với các chuyên gia đầu ngành quốc tế trong phẫu thuật chỉnh hình mang niềm hy vọng cho trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.