Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chần chừ
Sau khi được tăng lương cơ sở, với vị trí lãnh đạo của một trường học, thu nhập của cô giáo Nguyễn Thị Hà - Phó Hiệu trưởng trường THCS Thạch Thán (Quốc Oai, Hà Nội) được tăng lên 17 triệu đồng. Số tiền này nếu giá cả ổn định vẫn đảm bảo cuộc sống, tuy nhiên, như nhiều công chức khác, cô vẫn băn khoăn về mức giảm trừ gia cảnh. "Khi tăng lương đồng nghĩa giảm trừ gia cảnh, tôi mong cấp trên xem xét mức giảm trừ gia cảnh với giáo viên đang nuôi con nhỏ và bố mẹ già vì khi tăng lương như vậy, số giáo viên được từ 12 triệu trở lên rất nhiều. Như vậy với trên 12 triệu đã phải đóng thuế thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Rất mong cấp trên thay đổi mức giảm trừ gia cảnh này", cô Hà nói.
Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ này thực thi từ năm 2018, khi mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/ tháng. Sau 6 năm, mức lương cơ sở hiện là 2.340.000 đồng/tháng cùng với đó là mặt bằng giá, mức sống cũng đã tăng lên.
Theo T.S Vũ Văn Tính - Khoa Nhà nước Pháp luật - Học viện Hành chính Quốc gia, lạm phát giáo dục tăng khoảng 20%, giá xăng tăng 110%. Nếu vẫn giữ mức giảm trừ gia cảnh như hiện nay thì không hợp lý và gây bất lợi cho người có thu nhập trung bình, nhưng có lợi cho người thu nhập cao.
Bộ Tài chính mới đây thông tin rằng, phải đến tháng 10/2025 mới trình Quốc hội sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó có mức giảm trừ gia cảnh. Và phải đến tháng 5/2026 mới thông qua, thực hiện từ năm 2027. Dù đúng với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đề ra nhưng so với yêu cầu thực tiễn là chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Ông Trịnh Xuân An - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho biết: "Chúng ta đang dựa vào thay đổi CPI 20%, nhưng cũng cần phải tính toán lại cơ cở này, 20% này chỉ thể hiện một phần lạm phát. Chúng ta phải tính toán lạm phát thật sự khách quan và cụ thể, phải thay đổi ngay cơ sở 20% CPI".
Dự kiến Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ được thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2026. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, khi nền kinh tế vẫn không ngừng tăng trưởng, thì chờ thêm một năm nữa mới điều chỉnh mức giảm trừ đang áp dụng như hiện nay sẽ càng trở nên lạc hậu. Còn người dân sẽ chịu gánh nặng thuế thêm hơn một năm nữa.


Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; ấn định ngày bầu cử khóa mới.
Hệ thống thẻ vé liên thông các loại hình vận tải công cộng tàu điện, xe buýt ở Thủ đô dự kiến khai trương vào ngày 2/9, theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã được chọn để trao Giải thưởng lớn tại Lễ trao Giải Kiến trúc quốc gia lần thứ 16 diễn ra vào tối 20/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 dự kiến được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu đề xuất cho người từ 16 tuổi trở lên được góp vốn thành lập doanh nghiệp vì người đủ 16 tuổi không còn là trẻ em, có quyền lao động.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
0