Dịch vụ vận chuyển không tăng giá dịp cận Tết

Cận Tết, nhu cầu mua sắm tăng cao, dịch vụ vận chuyển trở thành một trong những ngành sôi động nhất, hoạt động gần như không ngừng nghỉ để đáp ứng nhu cầu giao nhanh và đảm bảo. Tuy nhiên, giá của dịch vụ này vẫn giữ nguyên như ngày thường, không có dấu hiệu tăng giá.

Những ngày cận Tết, Bưu cục Giao hàng nhanh 221 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, bận rộn hơn bao giờ hết. Hàng hóa chất kín lối đi, dù không phải dịp Mega Sale. Khối lượng đơn hàng tăng vọt tới 50%, buộc các nhân viên phải làm việc hết công suất. Chính thức bắt đầu ngày làm việc từ 8h sáng, nhưng từ tờ mờ 5-6h, các bưu tá đã có mặt, nhanh chóng chia đơn để lên đường đi giao.

Anh Đặng Anh Tài, quản lý bưu cục, cho biết: “Lượng xe tải đến bưu cục lấy hàng và chở hàng đi cũng tăng lên. Ví dụ bưu cục mình hàng ngày có 3 chuyến tải đến, nhưng hiện tại cuối năm thì tăng lên phải 5-6 chuyến tải một ngày thì mới đáp ứng đủ và vận chuyển hàng đến tay khách một cách nhanh nhất. Hàng hóa dịp Tết thì đến 80% là áo quần, còn lại là hàng gia dụng. Về cước vận chuyển thì mặc định. Shop lớn hay khách lẻ thì cũng một mức giá, không thay đổi”.

Đội ngũ nhân viên giao hàng phải tăng ca, làm việc từ sáng sớm, xuyên trưa và kéo dài đến tận tối để kịp giao hàng, tránh tình trạng dồn đơn. Thông thường, mỗi nhân viên chỉ ghé bưu cục lấy hàng vào đầu ca sáng và đầu ca chiều. Thế nhưng, trong những ngày cận Tết, họ phải tranh thủ quay lại giữa ca để tiếp tục nhận thêm hàng, đảm bảo mọi đơn hàng đều đến tay khách đúng hẹn.

Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao dịp cuối năm, các đơn vị logistics đã sớm tăng cường nhân lực, mở rộng kho bãi và ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa tuyến giao.

Ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam, cho biết: “Từ đầu tháng 12, chúng tôi đã có kế hoạch để nâng cao số lượng nhân sự và số ca làm việc tại các trung tâm để làm sao khai thác được tối đa công suất của mình. Ngoài việc đầu tư kho bãi ra thì chúng tôi còn đầu tư công nghệ, bắt buộc phải nhanh. Chúng tôi dành phần lớn nguồn lực và nguồn vốn để đầu tư nhiều nhất có thể cho lực lượng shipper và mở rộng nhiều bưu cục hơn nữa”.

Dịch vụ vận chuyển - một mảnh ghép quan trọng trong ngành logistics đang cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc với nhu cầu tăng cao mỗi dịp cuối năm. Với tốc độ phát triển ổn định từ 14-16% mỗi năm và dự báo đạt 15-20% vào năm 2025, ngành logistics Việt Nam đang đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy kết nối thương mại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.