Di sản qua lăng kính hội họa
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, là biểu tượng của văn hóa và tri thức Việt, nơi đây còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật qua nhiều thế hệ.
Với những góc nhìn của các họa sĩ trẻ, đường nét kiến trúc cổ kính của Văn Miếu lại mang tới sức hút lạ kỳ, đưa họ vào một hành trình sáng tạo, nơi nghệ thuật và văn hóa hòa quyện, khơi dậy những góc nhìn mới về di sản ngàn năm.
Với nhiều chất liệu khác nhau, từ sơn dầu, màu nước, lụa, đến tranh in nổi, nét rêu phong, cổ kính, Khuê Văn Các, cổng Văn Miếu hay bia Tiến sĩ được tái hiện một cách sống động. Không chỉ đẹp về hình thức, những bức tranh còn làm nổi bật những giá trị mà Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã gìn giữ suốt hàng nghìn năm.
Họa sĩ Nguyễn Anh Tài đến từ tỉnh Quảng Trị đã dành nhiều tâm huyết và tình cảm đặc biệt dành cho di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Bức tranh "Dòng sử" với màu sắc và ánh sáng đưa người xem vào không gian của quá khứ, nơi mỗi chi tiết đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, tôn vinh tinh thần học hỏi của dân tộc.
"Tôi tìm hiểu tư liệu và góp nhặt chúng lại tạo nên một câu chuyện về một chàng sĩ tử đang ở trong một hội thi, trong hội thi đó chàng sĩ tử này nhớ lại quá trình học tập phát triển của mình và mong muốn được ghi danh vào văn bia; qua đó tôi cũng muốn nhắc nhở các thế hệ mai sau cũng phải đóng góp sức mình cho đất nước", họa sỹ Nguyễn Anh Tài - giải Nhất cuộc thi vẽ tranh “Tiếng vang lịch sử” chia sẻ.
Triển lãm lần này không chỉ là nơi để các nghệ sĩ trẻ thể hiện tài năng mà còn là cơ hội để người xem tiếp cận với di sản một cách gần gũi hơn. Các tác phẩm được trưng bày ngay trong lòng di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám kết nối không gian nghệ thuật với không gian lịch sử đậm chất văn hóa truyền thống, để nghệ thuật và lịch sử cùng nhau kể chuyện.
Chị Lương Thị Huyền (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ: "Mình vẫn luôn yêu quý và vẫn luôn mong muốn được hiểu biết thêm về những giá trị, những nét văn hóa của dân tộc mình và Văn Miếu là một nơi linh thiêng, chúng mình luôn mong muốn có thể biết thêm nhiều những hình ảnh, những giá trị hay là nền văn hóa mà cha ông để lại. Khi nhìn những bức tranh thì mình thấy bức nào cũng rất đẹp bởi nó mang nét cổ kính, nét truyền thống của Văn Miếu và đấy là điều mình rất thích thú khi xem những bức tranh này".
Bà Jill Jejjds, du khách Úc bày tỏ: "Những bức tranh rất đẹp, chúng tái hiện sinh động và công phu những kiến trúc cổ kính ở đây. Tôi ấn tượng nhất với bức tranh chú rùa và cuốn sách ở đằng kia, bức tranh khiến tôi tò mò về ý nghĩa đằng sau và muốn tìm hiểu thêm về lịch sử nơi này".
"Như chúng ta thấy rằng, đối với các di sản nói chung, trong đó có Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chúng ta vẫn nghĩ rằng đây chỉ là địa điểm đến để tham quan, chiêm ngưỡng những cái giá trị về mặt kiến trúc. Nhưng việc các họa sĩ sáng tác tranh về Văn Miếu đã tạo ra một sức sống mới, sinh khí mới để phát huy những giá trị của di sản. Và hơn nữa với những tác phẩm hội họa được sáng tác từ chất liệu của di sản đã tôn vinh các giá trị di sản, tạo ra những cách nhìn mới, những nét đẹp, những cảm xúc cho công chúng và khách tham quan", ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Văn Miếu cho biết.
Di sản không chỉ sống trong ký ức mà còn hiện lên sinh động trong nghệ thuật đương đại. Thông qua những tác phẩm sáng tạo, các nghệ sĩ đã khơi dậy niềm tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa, góp phần tôn vinh, quảng bá, lan tỏa vẻ đẹp của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0