Đi học không cần lo học phí
Trường THCS Khánh Thượng nằm trên địa bàn xã vùng núi khó khăn của huyện Ba Vì. Trường có 574 học sinh nhưng có tới 70% học sinh có gia đình gặp khó khăn. Học sinh ở đây đóng mức học phí theo địa bàn trường miền núi, thấp hơn khá nhiều so với học sinh ở khu vực quận nội thành, chỉ ở mức 19.000 đồng/1 học sinh/1 tháng. Thế nhưng, việc thu học phí cũng không hề dễ dàng.
Ông Nguyễn Mạnh Hưởng, Hiệu trưởng Trường THCS Khánh Thượng (huyện Ba Vì) cho biết: “Thường đến cuối năm học, các vị phụ huynh mới có thể đóng hết học phí. Cán bộ, giáo viên, phụ huynh và người dân ở xã Khánh Thượng hết sức vui mừng khi biết thông tin về chính sách miễn học phí này”.
Thông tin miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 đã trở thành niềm vui lớn của các gia đình đang có con ở độ tuổi đi học, nhất là với những gia đình đông con, có hoàn cảnh, ở những khu vực điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Phu, phụ huynh học sinh (xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì) cho biết: “Nếu không có chính sách này thì gia đình cũng chỉ có thể cho con học hết cấp 2, nay gia đình sẽ cho con học hết cấp 3”.
Anh Nguyễn Khắc Diễm, phụ huynh học sinh, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức cho biết: “Chính sách của Nhà nước quá thiết thực, khoản học phí không phải đóng mình có thể chi trả thêm các khoản phí khác như đầu tư dụng cụ học tập cho các con”.
Ngoài ra, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm khi có kết quả học tập ở mức chưa đạt, hoặc được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, đã thực sự giúp các phụ huynh bớt đi các nỗi lo chi phí khi con đến trường.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Cảnh, giáo viên Trường THCS Khánh Thượng (huyện Ba Vì) cho biết: “Thông tư về việc dừng dạy thêm, học thêm và chủ trương về miễn học phí cho học sinh là thông tin rất vui với các phụ huynh và học sinh ở vùng khó khăn như Khánh Thượng”.
Quyết sách miễn học phí của Bộ Chính trị còn tạo ra sự công bằng trong giáo dục, là điều kiện để ngành giáo dục tiếp tục thực hiện những đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Một quốc gia miễn học phí là phải có điều kiện, quyết tâm cao và xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, cho sự phát triển đất nước”.
Ông Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho biết: “Hà Nội đang thiếu trường công, lớp học từ 50-60 học sinh, thiếu điều kiện khác để đảm bảo. Từ động lực có được khi miễn học phí, sẽ có thêm quyết tâm hơn nữa để đầu tư cho giáo dục”.
Chính sách miễn học phí cũng được đánh giá là phù hợp xu hướng phát triển giáo dục của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, nơi giáo dục phổ thông miễn phí được coi là nền tảng để phát triển bền vững.


Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mô hình "ba nhà: Nhà nước-Nhà trường-Doanh nghiệp" là yếu tố then chốt để hình thành chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo từ trường học đến thị trường.
0