Đi chợ 'sắt' ở Hà Nội

Dù không tấp nập như các khu chợ truyền thống khác, nhưng chợ Cầu Đông - khu chợ sắt nổi tiếng nằm giữa khu phố cổ đông đúc của Hà Nội vẫn luôn tồn tại trong tâm thức của nhiều người Hà Nội.
So với chợ Đồng Xuân-Bắc Qua, chợ Cầu Đông họp muộn hơn.
So về diện tích và quy mô thì chợ Cầu Đông nhỏ hơn nhiều so với chợ Đồng Xuân Bắc Qua. Vài năm trở lại đây, tiểu thương ở chợ chỉ còn khoảng vài ba chục người gắn bó với chợ, với ngành hàng kim khí. Phần lớn, họ đều là người dân Đa Sỹ, cùng đất có làng nghề làm dao kéo bao đời.
Tên phố Cầu Đông và chợ Cầu Đông ở vị trí này cũng mới được chính thức đặt từ sau năm 1991, sau khi chợ Đồng Xuân được xây dựng lại. Còn trước đó, vị trí “chợ Cầu Đông” lại nằm cách chợ hiện tại khoảng 700-800m.
Theo các tư liệu cũ, chợ Cầu Đông xưa là chợ dân sinh, thường họp bên bờ đông của cây cầu bắc ngang qua song Tô Lịch. tức là đoạn phố Nguyễn Siêu – Ngõ Gạch – Hàng Cá ngày nay. Còn hiện tại, đây là khu chợ chuyên bán các mặt hàng bằng sắt, hàng kim khí.
Dù có tuổi đời hơn 30 năm nhưng không phải ai cũng biết rõ về ngành hàng của khu chợ này. Toàn bộ tầng 1 được dành để bày bán các dụng cụ kim khi, bởi thế, người ta còn gọi đây là chợ sắt.
Sự phát triển của công nghệ và sự ảnh hưởng của kinh tế sau Covid, chợ Cầu Đông cũng ở trong tình trạng vắng vẻ hơn trước nhiều. Mỗi tiểu thương vừa là người bán hàng, vừa là những người hướng dẫn viên nhiệt tình nhất chào đón du khách.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.

Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…