Đi bộ trên đường cao tốc có bị phạt?

Hành vi đi bộ, chạy băng cắt qua đường cao tốc là hành vi nguy hiểm. Những tình huống như thế này hoàn toàn có thể gây ra một vụ tai nạn. Rất khó để người điều khiển phương tiện giao thông trên đường cao tốc có thể xử lý được tình huống bất ngờ này.

Năm 2022, Tại km78+700 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, một xe ô tô đi đúng tốc độ, đúng phần đường, đúng chiều đường xe chạy đã tông phải một người phụ nữ đang băng qua đường cao tốc. Khi phát hiện thì người này đã giảm tốc độ đến mức tối thiểu nhưng do khoảng cách quá gần, sự việc quá bất ngờ nên không thể xử lý. Vụ việc khiến chị H tử vong tại chỗ, giao thông ùn ứ.

Xe ô tô đi đúng tốc độ, đúng phần đường, đúng chiều đường xe chạy đã tông phải một người phụ nữ đang băng qua đường cao tốc

Đến năm 2023, cũng tại cao tốc Nội Bài - Lào Cai, một người đã xâm nhập trái phép vào đường cao tốc, và đi bộ dọc theo dải phân cách giữa của tuyến đường. Khi đến Km78+750 trên tuyến cao tốc, ô tô tải do bị mất lái, nên đã xảy ra va chạm với người đi bộ khiến người này tử vong tại chỗ.

Một người đã xâm nhập trái phép vào đường cao tốc, và đi bộ dọc theo dải phân cách giữa của tuyến đường

Theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021 của Chính phủ), phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.