Đền Sóc dự kiến đón khoảng 1 triệu du khách

Cùng với hàng loạt lễ hội trên toàn thành phố Hà Nội trong dịp đầu xuân mới, Hội Gióng đền Sóc, huyện Sóc Sơn, đã bước vào mùa hội và trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều du khách những ngày đầu năm mới.

Với lượng khách tới thời điểm này đã đạt khoảng gần 7 vạn lượt, Khu Du lịch – Di tích đền Sóc dự kiến sẽ đón khoảng 1 triệu du khách về du xuân, lễ thánh trong mùa lễ hội 2025.

Mùng 7 tháng Giêng là ngày làm việc, song khu Du lịch – Di tích đền Sóc vẫn tấp nập du khách tìm về. Không khí trẩy hội nhộn nhịp được duy trì suốt từ những ngày đầu năm tới thời điểm này.

Về lễ thánh đầu năm, ai cũng mong cầu một năm mới vạn sự bình an. Anh Bùi Đỗ Mười, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, chia sẻ: “Đền Sóc là một trong những nơi thờ tứ bất tử nên hàng năm mình đều chọn đi đền Sóc để cầu những điều bình an cho gia đình, cũng như cầu tài lộc và những điều may mắn”.

Năm 2025, Hội Gióng đền Sóc duy trì nghiêm phần lễ, đảm bảo tính trang nghiêm và đậm nét lễ hội truyền thống thờ Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng. Ban Tổ chức đã chú trọng hơn trong phần rước lễ và thờ thánh, đảm bảo Hội Gióng được tổ chức bài bản hơn, đúng theo hồ sơ phê duyệt Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại của UNESCO.

Theo thống kê của Trung tâm Quản lý Khu Du lịch – Di tích đền Sóc, chỉ tính riêng từ đầu năm mới tới nay, Hội Gióng đã thu hút lượng khách bằng cả mùa xuân hội năm 2024 về du xuân, trảy hội.  Ông Đào Anh Tú - Giám đốc Trung tâm Quản lý Khu Du lịch – Di tích đền Sóc, cho hay: “Từ mùng 1 tới nay, những ngày cao điểm nhất đã đạt 1,2 vạn tới 1,3 vạn. Theo rà soát sơ bộ tới thời điểm này, đã đạt khoàng 6 - 7 vạn lượt khách. Dự kiến, đến hết mùa lễ hội là ngoài Rằm sẽ đạt 1 triệu lượt khách”.

Ngoài giá trị truyền thống lịch sử, một trong những điểm tạo nên sức hút tại Hội Gióng đền Sóc năm nay là việc Ban Tổ chức đã bài trí, đưa vào nhiều không gian, tiểu cảnh để khách du lịch tìm về có thêm địa điểm tham quan.

Hội Gióng đền Sóc sẽ diễn ra tới hết Rằm tháng Giêng phục vụ người dân địa phương và du khách mọi miền về tham quan, lễ bái, tôn vinh công lao to lớn của Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng, một trong tứ bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.