Đến Cúc Phương, lớn lên cùng đại ngàn
Với kỳ vọng xây dựng Cúc Phương trở thành Vườn Quốc gia kiểu mẫu, "trường học lớn" về thiên nhiên, chương trình Trại hè "Lớn lên cùng đại ngàn – Cúc Phương Camp 2024" được thiết kế với nhiều hoạt động đa dạng để đem khu rừng đến gần với nhiều người hơn, lan toả tình yêu thiên nhiên tới cộng đồng.
Anh Trần Quang Phương - Trung tâm Giáo dục môi trường, VQG Cúc Phương, cho biết: “Chúng tôi luôn luôn hướng đến việc truyền cảm hứng của chính bản thân chúng tôi, công việc của chúng tôi đến các em nhỏ để các em có thêm sự gần gũi với thiên nhiên, động vật hoang dã”.

Tham gia Trại hè trong một tuần, các bạn nhỏ sẽ được ngắm đom đóm về đêm, lội suối, đi bộ xuyên rừng, thăm những cây cổ thụ ngàn năm tuổi, khám phá khoa học khảo cổ, tìm hiểu văn hóa người Mường thông qua ẩm thực, các trò chơi dân gian, tham gia hoạt động cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã…
Em Trần Khánh Duy, thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Chúng cháu có nhiều kỉ niệm vui tươi, hạnh phúc khi ở đây. Chúng cháu được tìm hiểu văn hóa của người Mường từ ẩm thực đến các trò chơi văn hóa, tham quan các bạn động vật đáng yêu, thực hành trở thành người lính kiểm lâm sẽ giúp ích cho chúng cháu sau này”.

Trên cơ sở tiềm năng về đa dạng sinh học, kết quả công tác cứu hộ bảo tồn, Vườn quốc gia Cúc Phương đã tổ chức được hệ sinh thái du lịch, được ví như một bảo tàng sống, một ngôi trường lớn, nơi các thế hệ học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập.
Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững, cho biết: "Các bạn hiểu được những công việc thầm lặng, những câu chuyện mà các bạn chưa bao giờ được nghe. Các bạn được trực tiếp gặp, trải nghiệm, lắng nghe, đồng cảm với công việc ấy. Từ sự đồng cảm giúp các bạn hiểu hơn về công việc của các anh chị ở đây và các bạn muốn chung tay đồng lòng để kiến tạo một cộng đồng, môi trường tốt hơn để bảo vệ động vật hoang dã, thiên nhiên môi trường".
Thời gian tới, Vườn quốc gia Cúc Phương tiếp tục triển khai các chương trình giáo dục, trải nghiệm thiên nhiên phù hợp với từng lứa tuổi, nhằm truyền tải tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi sinh, môi trường.


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
5 trường THCS chất lượng cao ở Hà Nội thu học phí lớp 6 từ 3,6-5,78 triệu đồng một tháng, tương đương nhiều trường tư.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
0