Đề xuất vị trí dự phòng cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Trong trường hợp không thể phát triển nguồn điện hạt nhân tại Ninh Thuận, Viện Năng lượng Việt Nam đề xuất xem xét vị trí dự phòng là Hà Tĩnh hoặc vị trí mới tại Bắc Bộ.

Sáng 17/2, Bộ Công thương tổ chức Hội thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII và đánh giá môi trường chiến lược. Theo đó, Viện Năng lượng Việt Nam đề xuất xem xét một số vị trí làm địa điểm dự phòng cho trường hợp không thể phát triển nguồn điện hạt nhân tại vị trí Ninh Thuận.

Cụ thể, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 đã được Thủ tướng giao EVN, PVN làm chủ đầu tư; dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2030-2035, với quy mô đạt 6.000-6.400 MW.

Đến 2050, hệ thống cần bổ sung khoảng 4,5-5 GW điện hạt nhân tại miền Bắc và 0-3 GW tại miền Trung để cung cấp nguồn điện nền, có thể tăng thêm trong kịch bản phụ tải cao đặc biệt và một số kịch bản độ nhạy.

Hiện tại, Việt Nam đã xác định được 8 vị trí tiềm năng phát triển điện hạt nhân, với công suất mỗi vị trí khoảng 4-6 GW.

Do đó, đại diện Viện Năng lượng đề xuất, xem xét vị trí Hà Tĩnh hoặc vị trí mới tại Bắc Bộ (là vị trí được mô hình tính toán tối ưu lựa chọn) làm địa điểm dự phòng cho trường hợp không thể phát triển nguồn điện hạt nhân tại vị trí Ninh Thuận. Điều này nhằm cung cấp nguồn điện nền tại chỗ cho trung tâm phụ tải miền Bắc, góp phần giảm nhu cầu truyền tải liên vùng miền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.