Đề xuất mô hình Toà án nhân dân ba cấp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 26/4 đã cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân theo hướng không tổ chức Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp huyện, thành lập Tòa án nhân dân khu vực, chuyển các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thành các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân khu vực. Theo đó, mô hình tổ chức hệ thống Tòa án gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân khu vực (sửa đổi Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024).

Trên cơ sở mô hình tổ chức hệ thống Tòa án ba cấp, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn phúc thẩm các vụ án hình sự mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị (sửa đổi Điều 46 Luật hiện hành). Cùng với đó, bổ sung quy định trong cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân có các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao (sửa đổi Điều 47 Luật hiện hành).

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật sửa đổi cũng tăng số lượng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao từ 13-17 người lên từ 23-27 người để đảm bảo đủ nguồn nhân lực giải quyết kịp thời, chất lượng đối với khối lượng công việc giám đốc thẩm, tái thẩm tăng thêm từ Toà án nhân dân cấp cao chuyển về để đáp ứng chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội (sửa đổi Điều 48 Luật hiện hành).

Để Tòa án nhân dân ba cấp hoạt động bình thường, không gián đoạn sau sắp xếp tổ chức bộ máy, Dự thảo Luật cũng phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn xét xử của từng cấp Tòa án.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với việc tăng số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là không ít hơn 23 người và không quá 27 người, đồng thời nhất trí tài liệu hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9 theo trình tự thủ tục rút gọn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" tái hiện trang sử hào hùng của dân tộc, thể hiện những bài học lịch sử, tinh thần đoàn kết và thành tựu của đất nước trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển. Chương trình có ba điểm cầu tại Hà Nội, Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp vào 20 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thống nhất đất nước là kết quả của trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần bất khuất, anh dũng của con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó, có sự đóng góp rất lớn của các chiến sĩ lực lượng Phòng không - Không quân.

Nhân dịp cả nước hướng tới Đại lễ 30/4, cùng gặp gỡ nhân chứng lích sử, cựu binh Nguyễn Văn Thiện - người đã từng trực tiếp cầm súng chiến đấu tại chiến trường miền Nam, cũng là chủ nhân của một cuốn nhật ký chiến trường tưởng như đã thất lạc vĩnh viễn.

Trận địa pháo hoa đặt tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) đã hoàn tất công tác lắp đặt, chuẩn bị khai hỏa vào lúc 21h45 tối nay (27/4).

Lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được tổ chức tại TP.HCM trong hôm nay, 27/4, sau hai buổi tổng hợp luyện và một buổi sơ duyệt cấp Nhà nước.

Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước còn là dịp thể hiện tình hữu nghị, hợp tác quốc tế. Đến thời điểm hiện tại, đã có ba quốc gia gửi quân đội đến tham gia lễ diễu binh tại Việt Nam, trong đó có quân đội nước Lào.