Đề xuất giữ án tử với tội tham ô, nhận hối lộ
Vụ án AVG hay đại án “chuyến bay giải cứu” đều giống nhau ở điểm, gia đình các bị cáo chỉ bắt đầu nộp lại toàn bộ số tiền sau khi bị tuyên án tử. Do vâỵ, đại biểu đề nghị không bỏ án tử hình với tội phạm tham ô nhằm đảm bảo tính răn đe và gây áp lực buộc khắc phục hậu quả.
Trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình, thay bằng "tù chung thân không xét giảm án" với 8 tội danh, trong đó có: Tham ô tài sản (Điều 353); Nhận hối lộ (Điều 354). Tuy nhiên, thảo luận tại hội trường Quốc hội vào sáng 27/5, nhiều đại biểu không đồng tình với đề xuất này.
Đại biểu Nguyễn Thanh Sang cho biết, tình trạng tham ô tài sản diễn biến hết sức phức tạp không chỉ lĩnh vực công mà cả lĩnh vực tư nhân, vụ án bà Trương Mỹ Lan ở ngân hàng SCB là ví dụ điển hình. Đại biểu dẫn chứng thêm hai ví dụ. Đó là vụ án AVG tại Bộ Thông tin và Truyền thông, khoản tiền hối lộ lên tới 3 triệu USD chỉ được các bị cáo khắc phục sau khi tòa tuyên án tử hình. Tương tự, trong đại án “chuyến bay giải cứu” với tổng số tiền hối lộ hơn 42,6 tỷ đồng. Ở cả hai vụ án, gia đình các bị cáo chỉ bắt đầu nộp lại toàn bộ số tiền sau khi bị tuyên án tử.
Đại biểu Nguyễn Thanh Sang – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho hay: “Rõ ràng, án tử hình có tác dụng răn đe mạnh mẽ. Khi đứng trước bản án cao nhất, bị cáo và gia đình mới nghiêm túc khắc phục hậu quả. Đề nghị không bỏ án tử hình với tội phạm tham ô nhằm đảm bảo tính răn đe và tạo áp lực buộc khắc phục hậu quả, do đây là bước ngoặt cuối cùng, không nộp là chết".
Liên quan đến mức án tử hình đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng như tham nhũng, tham ô, đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết trong nhiều trường hợp, khi mức án chưa tuyên, gia đình bị cáo không có phản ứng gì. Nhưng chỉ vài ngày sau khi tòa tuyên án tử hình, gia đình bị cáo lại chủ động mang tiền đến để khắc phục hậu quả, như một cách “chuộc lại” mức án tử. Đại biểu cũng nhắc tới vụ án Trương Mỹ Lan để minh hoạ cho số tiền tham ô hàng triệu tỷ đồng.
Đại biểu Phạm Văn Hoà – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Bà Trương Mỹ Lan - người bị cáo buộc gây thất thoát hàng triệu tỷ đồng. Nếu bà ấy khắc phục được một nửa số tiền, thì chúng ta đã có thể xây dựng được 50% tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam”.
Phát biểu tiếp thu, giải trình cuối phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, trong quá trình đề xuất các nội dung cơ quan soạn thảo dự luật đã cân nhắc kỹ nhiều mặt, trong đó có yêu cầu giảm án tử hình, tăng hình phạt tiền và thực tiễn phòng, chống tội phạm của cơ quan tố tụng.
Phó Thủ tướng cho biết, từ năm 2024, 142/193 thành viên Liên hợp quốc bỏ án tử hình trong quy định hoặc có nghĩa là có quy định nhưng không áp dụng trên thực tế. Đối với Việt Nam, Chính phủ đề xuất bỏ 8 tội danh là bước tiến rất dài trong quan điểm về chính sách hình sự đối với một số tội.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu: "Nếu năm 1985, Bộ luật Hình sự đầu tiên có 44 tội danh tử hình, năm 1999 còn 29, năm 2017 còn 18. Kỳ này nếu Quốc hội cho phép bỏ đi 8 tội danh thì còn 10. Đây là bước tiến rất dài trong thay đổi chính sách hình sự, đặc biệt với hình phạt nghiêm trọng nhất đó là tước bỏ quyền sống của con người".
Trước những ý kiến khác nhau, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp thu đầy đủ để hoàn thiện và chỉnh lý dự thảo. Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự vào ngày 25/6 tới đây.


Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 28/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (34 tuổi - Vụ Tịnh thất Bồng Lai) đã bị tòa tuyên phạt mức án 9 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cơ quan Cảnh sát điều tra, CATP Hà Nội vừa hoàn tất kết luận điều tra đề nghị truy tố Nguyễn Viết Cường thường trú tại huyện Hoài Đức về hành vi "sản xuất hàng giả là thực phẩm".
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Hungary Sulyok Tamas thăm chính thức Việt Nam vào chiều 28/5, tại Nhà Quốc hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu cần công khai minh bạch quá trình tiếp thu, giải trình ý kiến tại kỳ họp Quốc hội.
Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP. Hà Nội đã thông tin về thời sự quốc tế, phong trào nhân dân thế giới và công tác đối ngoại nhân dân cho cán bộ làm công tác đối ngoại của Hà Nội vào sáng 28/5.
0