Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.

Báo cáo đề xuất chưa áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường. Lý giải nguyên nhân, CIEM cho rằng thời gian qua, doanh nghiệp ngành nước giải khát liên tiếp chịu tác động bởi những cú sốc về dịch bệnh và những biến động khó lường, khiến cho sức chống chịu của doanh nghiệp suy giảm, năng lực cạnh tranh bị bào mòn.

Do đó, giai đoạn này Chính phủ cần hướng tới các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi; sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thay vì ban hành các quy định mà có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cùng với việc sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, dự thảo Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang đề xuất chuyển nhóm mặt hàng "đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm rỉ đường, bã mía, bã bùn" từ nhóm đang áp dụng mức thuế suất 5% sang nhóm áp dụng thuế suất 10%.

Nếu được thông qua thì các doanh nghiệp nước giải khát sẽ cùng lúc chịu thêm nhiều sức ép lớn từ việc tăng chi phí nguyên liệu sản xuất do giá đường tăng; tăng giá bán do tăng chi phí.

Kết quả phân tích dựa trên cấu trúc bảng IO cho thấy nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với mặt hàng nước giải khát có đường sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế trên nhiều khía cạnh như quy mô sản xuất, sản lượng, giá trị gia tăng, lợi nhuận, thu nhập, lao động và cả nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đề xuất bỏ quy định công bố hợp quy bởi quy định này mang nặng tính hình thức, gây lãng phí chi phí, thời gian và cả cơ hội kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM đã chủ động tham gia chương trình "tick xanh trách nhiệm" để đảm bảo hàng hóa có chất lượng ổn định khi đến tay người tiêu dùng.

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp giữ vững lợi thế cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới.

Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố nhận chuyển nhượng toàn bộ 79% cổ phần tại CTCP Giải pháp Công nghệ Thông tin VinIT từ CTCP Vinhomes.

Quyền quyết định cho vay không tài sản bảo đảm, lãi suất đặc biệt 0%/ năm có thể được chuyển từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường chứng khoán khởi sắc mạnh mẽ trong phiên giao dịch 20/5 với gần 19 điểm tăng cho chỉ số, đáng chú ý cổ phiếu VIC tăng trần lên 91.500 đồng/cổ phiếu.