Đề nghị chưa áp thuế TTĐB với nước giải khát có đường

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm giảm thuế VAT và tiền thuê đất. Do đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng và tạm thời hoãn áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường. Đây cũng là thông tin được các diễn giả nhấn mạnh tại Tọa đàm Thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức chiều 5/4.

Tại Kỳ họp thứ 9 tới đây, Quốc hội khóa XV sẽ tiếp tục thảo luận và xem xét thông qua dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó sẽ bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành lo ngại việc tăng thuế đột ngột có thể làm giảm sức mua, gián đoạn hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, đại diện Tiểu ban Nước giải khát - Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho biết: "Việc áp thuế sẽ càng tạo thêm áp lực cho các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thứ hai, ngành nước giải khát có mạng lưới rất sâu rộng kể từ phân khúc sản xuất đến phân phối và ngành nước giải khát có sự liên đới đến 25 ngành nghề liên quan, cho nên khi áp thuế với ngành nước giải khát có đường cũng sẽ làm cho một chuỗi cung ứng ảnh hưởng".

Còn theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi, cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và cần nhiều sự hỗ trợ, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các kịch bản cao và áp dụng ngay sẽ tác động mạnh đến ngành đồ uống cũng như toàn bộ nền kinh tế và mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% vào năm 2025, mức tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, các sản phẩm như nước sấu, trà sữa tự pha với hàm lượng đường cao lại không bị đánh thuế, điều này tạo ra môi trường kinh doanh thiếu công bằng cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, diễn biến khó lường, đơn cử như việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ áp thuế đối ứng với Việt Nam lên đến 46%, sẽ có thể dẫn đến các biện pháp đáp trả trong tương lai gây hỗn loạn thị trường thương mại thế giới và tác động mạnh tới thị trường Việt Nam.

Vì vậy, cần xem xét các động lực bền vững từ chính nội tại của Việt Nam trong đó có đầu tư tư nhân, kích cầu tiêu dùng trong nước và hỗ trợ các chính sách cho các doanh nghiệp để có thể đóng góp vào động lực tăng trưởng, giúp đạt mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mức tăng GDP quý I 6,93% là mức tăng cao nhất của quý I trong 5 năm trở lại đây, cho thấy nhiều ngành sản xuất phục hồi.

Việc đề xuất cắt giảm thủ tục kinh doanh cho các doanh nghiệp được xem là bước cần thiết để tăng trưởng nền kinh tế đất nước, tạo động lực cho các ngành nghề tiếp tục phát triển.

Đóng cửa phiên giao dịch tuần này, giá vàng thế giới niêm yết trên sàn Kitco đã giảm mạnh, xuống còn 3.036,8 USD/ounce.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần biến động mạnh, chủ yếu do thông tin về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Những tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất hàng tỷ USD giá trị tài sản ròng chỉ sau một đêm, khi thông báo về thuế đối ứng mới của Tổng thống Donald Trump gây chấn động khắp Phố Wall.

Ngày 9/4 mức thuế đối ứng 46% Mỹ áp lên Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực, hiện tại, Việt Nam vẫn đang rất nỗ lực đàm phán với phía Mỹ để giảm thiểu mức thuế này, hạn chế những thiệt hại với nền kinh tế.