Đề án 1 triệu căn nhà ở XH vướng ba vấn đề

Để đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030, Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ trong năm 2024.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Xây dựng đang tiếp tục đôn đốc và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tỉnh, thành.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, nhà ở xã hội là vấn đề “nóng” và bức thiết, bởi đây là phân khúc bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực thay vì các sản phẩm phục vụ đầu tư, đầu cơ.

Vướng mắc đầu tiên là quỹ đất, muốn phát triển nhà ở xã hội thì phải có đất sạch, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và có kết nối đồng bộ hạ tầng tại khu vực có đủ tiện ích cũng như cơ hội việc làm cho người dân. Quỹ đất nhà ở xã hội hiện tại chủ yếu là "quỹ đất 20%" trong các dự án nhà ở thương mại mà trong nhiều trường hợp, quỹ đất này chỉ nằm trên giấy.

Vấn đề thứ 2 là thể chế, chính sách. Thủ tục pháp lý đầu tư nhà ở xã hội hiện nay phức tạp, rối rắm hơn cả nhà ở thương mại.

Vấn đề bức thiết thứ 3 là nguồn vốn vay ưu đãi. Việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội là quá chậm.

Mục tiêu 1 triệu căn nhà xã hội đến năm 2030 đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu liên quan đến nguồn vốn và quỹ đất sạch.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, cho rằng trước một loạt các khó khăn hiện hữu, để thực hiện được mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội thì nguồn vốn để tài trợ cho dự án này phải là nguồn vốn dài hạn, trong khi hiện nay, phần lớn nguồn vốn huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn. Vì vậy, vấn đề đầu tiên của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam là phải có nguồn vốn dài hạn.

Nhiều chuyên gia đề xuất các ngân hàng phải thay đổi phương pháp trả nợ, phải có phương pháp trả nợ như ở các nước tiên tiến là trả nợ trong thời gian dài hạn, lãi suất cố định. Chính phủ phải có chương trình ưu đãi, như cách đây hơn 10 năm có gói tín dụng 30.000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho các ngân hàng cho vay với lãi suất 5%, các ngân hàng vay lại của NHNN 3%, được hưởng chênh lệch 2%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.