Đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc
Diễn đàn có sự tham dự của hơn 500 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.

Thông tin về những yếu tố nền tảng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam, Thủ tướng cho biết, Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao như: công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), xây dựng kết cấu hạ tâng, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), công nghệ sinh học, đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao, công nghiệp văn hóa...

Với mong muốn “mở ra chân trời hợp tác mới để có giá trị hợp tác mới”, Thủ tướng đề nghị hai bên cùng thực hiện ba cùng: “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”.
Trên tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền; Đào núi và lấp biển, quyết trí ắt làm nên”, Việt Nam - Hàn Quốc sẽ cùng nhau tạo ra giá trị mới, xây dựng đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng; người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Tại Diễn đàn, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước đã trao 23 văn bản thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực: đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng, công nghệ sinh học, xây dựng khu công nghiệp, công nghệ bán dẫn, y dược, hàng không, logistics, công nghệ thông tin, cơ khí.


Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
Lego vừa khánh thành nhà máy hơn 1,3 tỷ USD tại Bình Dương, Việt Nam, vào ngày 9/4. Đây không chỉ là một dự án lớn, mà còn là tín hiệu tích cực cho Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Những đối tác từ Mỹ bắt đầu gửi email tạm ngừng nhận đơn hàng trong tháng 4 với một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xem xét mức thuế.
Nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, CII và MWG... đã đồng loạt lên tiếng trấn an cổ đông, khẳng định hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng và đã có sẵn các chiến lược ứng phó hiệu quả trước chính sách thuế quan mới của Mỹ.
0